AQ Chính Truyện – Hát Khúc Hát Lạc Điệu Để Thức Tỉnh Dân Tộc

AQ Chính Truyện – Hát Khúc Hát Lạc Điệu Để Thức Tỉnh Dân Tộc

AQ chính truyện được xem là một truyện vừa duy nhất của Lỗ Tấn. Tác phẩm như một sự mỉa mai phép thắng lợi tinh thần tồn tại lúc bấy giờ ở Trung Hoa. Đó chính là cái hay của Lỗ Tấn, tô đậm cái vô lý, hát cho dân tộc nghe khúc hát lạc điệu của chính họ để khiến họ thức tỉnh.

Phép thắng lợi tinh thần

AQ chính truyện được viết năm 1922, thời điểm mà Trung Hoa gặp muôn vàn bất ổn chính trị. Đứng trước cảnh đất nước đang từng bước đi vào con đường cùng bởi sự cực đoan của dân tộc tính Trung Hoa, Lỗ Tấn dùng văn chương của mình để thức tỉnh dân tộc đứng dậy mà bước khỏi con đường lầm lạc vực dậy tương lai. Ông chọn nhân vật AQ để thể hiện tư tưởng của mình, một nhân vật rất đặc biệt đại diện cho những sự cực đoan của một bộ phận dân tộc.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Faq-chinh-truyen-tri-viet-tai-ban-p34922819.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Faq-chinh-truyen-166916.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

AQ vốn dĩ là một kẻ rõ tên họ là gì, chỉ biết tên của hắn đọc là AQ, mà trong tiếng Hoa lại không có chữ nào viết là AQ. Vì vậy nên tác giả mới dùng ký tự Latinh để ghi lại tên của con người này. Không chỉ họ tên của AQ vô cùng mập mờ mà cả quê quán, hành tung của hắn đều không ai biết. Người ta chỉ biết rằng hắn là một người đi làm thuê làm mướn cho người khác ở trong làng Mùi.

Và phép thắng lợi tinh thần, vốn là tự an ủi bản thân mình khi thất bại, vẫn tiếp tục cố gắng và xem như không có điều gì xảy ra được Lỗ Tấn cũng là một lối ẩn dụ. Nó dùng để chỉ tinh thần bảo thủ cực đương thời. Giống như việc AQ luôn tự nhủ khi kẻ khác có hành vi xâm phạm đến mình:

Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói!

Trong AQ chính truyện, phép thắng lợi tinh thần của nhân vật AQ được thể hiện một cách tiêu cực. Hắn vốn là kẻ luôn sống tự cao tự đại dù bản thân chỉ là một người nông dân bình thường đi làm thuê làm mướn cho nhà người. 

AQ là có tính tự cao. Cả bấy nhiêu mặt dân trong làng Mùi y tuyệt nhiên không đếm xỉa đến ai cả. Cho đến hai cậu đồ trong này cũng vậy đi vẫn xem thường hết sức.

Hắn luôn tự đề cao mình một cách quá mức, luôn cảm thấy bản thân hơn hẳn những người khác. Nếu được khen ngợi thì sẽ tự đắc và cho rằng bản thân mình có tài năng hơn người. Thắng cũng chẳng quan tâm bản thân mình có đủ thực lực thực sự hay không. 

Vì AQ luôn đề cao bản thân nên cũng chẳng bao giờ chịu học hỏi. Hắn luôn xem những cái mới, những cái khác hắn là những cái sai trái. Hắn luôn cho rằng họ là một đống dốt nát, chút có bản thân mình là điều gì cũng đúng mà thôi. 

Thì chẳng hạn như cái ghế dài ba thước, rộng ba tấc ở làng Mùi gọi là cái “ghế dài”, AQ cũng gọi là “ghế dài”, thế mà trên huyện họ lại gọi là “tràng kỷ”! Y nghĩ bụng: “Gọi như thế là sai! Là đáng cười!”

Nếu không đánh bại kẻ mạnh thì AQ sẽ đi chà đạp hiếp đáp kẻ yếu. Nếu thất bại thì cũng không quan tâm mà tiếp tục như chẳng có chuyện gì. Và không thừa nhận bản thân thất bại. AQ cũng không hề nhận ra hành động của bản thân là sai trái khi không đánh lại lão Vương Râu Xồm thì đi chọc ghẹo cô tiểu Tĩnh tu để thị uy rằng bản thân không thất bại. AQ đã không nhận ra rằng việc thắng một cô gái chỉ thể hiện sự hèn hạ của bản thân mình.

Lỗ Tấn tuyệt nhiên không có một câu phê phán hay chê cười nhân vật AQ nào. Đây là một dụng ý nghệ thuật có phần sâu sắc của tác giả. Nhân vật này chính là đại diện cho bộ phận mang tư tưởng dân tộc cực đoan của Trung Hoa lúc bấy giờ. Vì thế nên ông không phê phán mà chỉ thuật lại một cách chân thực nhất những sai phạm của họ như một tấm gương phản chiếu để họ tự nhìn thấy sự hèn kém của mình.

Con người không hoàn hảo 

Thế nhưng cái thái độ của tác giả khi viết AQ chính truyện đó có chỉ là sự mỉa mai mà còn làm lòng thương xót vô hạn. AQ phải sống một cuộc đời không ra sống như thế vì con người sống trong thời đại ấy phải thế. AQ chỉ ra một sản phẩm của thời đại mà thôi, có biết bao nhiêu người khác cũng như hắn. Đúng là hắn đáng trách, nhưng con người ấy cũng là một kẻ đáng thương.

Cuối cùng thì hắn cũng chỉ là đại diện cho lớp người bị bóc lột, phải làm thuê làm mướn cho từng góc địa chủ phong kiến, một kẻ bần cùng trong xã hội đương thời. Ngòi bút của Lỗ Tấn là hướng về con người không hoàn hảo, con người đầy khiếm khuyết đời thường, một con người có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong xã hội Trung Hoa loạn lạc lúc bấy giờ.

Thế mà AQ vẫn rờn rợn rét. Tuy vậy, rét cũng còn có thể chịu được. Khổ nhất là cái bụng đói. Mền bông, mũ lông cừu, áo, đều không còn cái nào nữa.

Suy cho cùng thì hắn cũng chỉ là một kẻ sống một đời khốn cùng mà thôi. Hắn chỉ là một kẻ từ khi sinh ra đã không được dạy rằng phải sống như thế nào, chỉ biết phải chà đạp lên người khác để tồn tại. Chà đạp hoặc trở thành kẻ bị chà đạp, chỉ có thể lựa chọn như thế mà thôi.

Nhưng AQ không nói nên lời được. Mắt y đã tối sầm lại; tai nghe vù vù; y cảm thấy thân hình y tan ra thành từng hạt bụi.

Hắn muốn làm cách mạng, cách mạng khiến cho những người nông dân làm thuê làm mướn như hắn chan chứa một sự hy vọng. Nhưng đáng tiếc thay cách mạng lại là sự thỏa hiệp giữa tư sản với thế lực phong kiến. Cách mạng đã nổ ra khiến biết bao người dân mong rằng bản thân sẽ được sống một cách tự do không phải sống trong sự chà đạp của bọn phong kiến, tư sản nữa. Nhưng cuối cùng chỉ một sự thỏa hiệp tất cả những thứ cao đẹp gọi là cách mạng ấy đều tan thành tro bụi.

Tình yêu bị cự tuyệt

Yêu và được yêu là điều khiến cho người khác hạnh phúc, và với AQ cũng vậy. Hắn đã mong muốn cùng Vú Ngò – người đi ở chỗ nhà cụ Triệu, xây dựng một gia đình. Cái ý nghĩ có một gia đình, có một người vợ ấy tưởng chừng là bình thường lại quá khó khăn với hắn.

Phải rồi, đã là đàn ông thì phải có một người vợ. Tuyệt tự rồi thì ai cũng sẽ cơm cho. Phải có một người vợ. Bất hiếu hữu tam. Vô hậu hữu đại.

Nhưng người đàn bà goá chồng ấy đã cự tuyệt hắn, cự tuyệt một kẻ không còn điều gì dựa vào trên thế gian này nữa. Đến một người phụ nữ đã goá chồng mà hắn cũng không thể có được, và cũng không được phép có được. Tình yêu với kẻ khốn cùng làm thuê làm mướn đến cái thân còn không nuôi nổi như hắn thật xa xỉ biết bao nhiêu. Đến cuối cùng thì AQ chỉ là một người nông dân bần cùng làm mướn cho tầng lớp phong kiến, một nạn nhân của thời đại.

Sự cự tuyệt vô tình đến phũ phàng ấy đã đẩy hắn đi đến bước đường cùng, đến bờ vực của một kẻ không còn chốn dung thân. Nhà cửa không có, thân nhân không có, quyền đi theo cách mạng cũng không có, đến cả tình yêu cũng không có. AQ đã đánh mất tất cả những thứ mà tưởng chừng một người bình thường phải có được.

AQ chính truyện của Lỗ Tấn xây dựng nhân vật AQ với cái đáng trách, cái đáng thương như một tấm gương soi chiếu tư tưởng cực đoan bảo thủ của Trung Hoa lúc bấy giờ. Qua đó tấm gương phản chiếu chân thực ấy, Lỗ Tấn thức tỉnh cái lầm lạc trong tư tưởng của dân tộc, dùng “văn chương cải tạo xã hội”. Đó cũng là tâm niệm cả đời của ông.

Leave a Reply

error: Content is protected !!