” Chúng ta không thể đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.”
Tại trường Đại học Carnegie Mellon nước Mỹ có một truyền thống là các giảng viên, giáo sư dạy tại trường sẽ được mời thuyết trình về bài giảng cuối cùng của mình trước khi về hưu, từ giã giảng đường. Trong bài giảng cuối cùng này, các giáo sư sẽ chia sẻ về những kinh nghiệm, bài học, những điều quý giá,… mà bản thân rút ra được và tóm gọn chúng lại thành một bài thuyết trình, trình bày và diễn giải chúng trong một buổi toạ đàm có hàng trăm sinh viên dự thính.
[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fbai-giang-cuoi-cung-p2012491.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]
[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fbai-giang-cuoi-cung.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]
Khi được mời thuyết trình về bài giảng cuối cùng , Randy Pausch đã lên một kế hoạch trình bày rất tâm huyết và đặt hết những điều mình muốn truyền đạt vào nó. Vì ông biết rằng : đây sẽ là bài giảng cuối cùng của mình vì Randy vừa được chuẩn đoán bị ung thư tuyến tụy và chỉ còn sống được khoảng 6 tháng.
Thay vì nói về căn bệnh ung thư, quá trình chống lại nó như Paul Kalanithi trong Khi hơi thở hoá thinh không hay về sự sống và cái chết đang cận kề bên mình. Randy đã trình bày bài giảng của mình với tựa đề “Chạm tay vào ước mơ tuổi thơ”.
Khi còn thuở bé, hẳn là ai trong chúng ta cũng đều đã từng mơ ước rằng mình sẽ làm một nghề nghiệp nào đó, và trong mắt ta, có lẽ nó là thứ tuyệt nhất lúc bấy giờ. Và tất nhiên là Randy Pausch cũng vậy. Ông từng đặt ra nhiều mục tiêu cũng như là ước mơ trong thời trẻ của chính mình và trong quá trình trưởng thành. Một trong số đó đã trở thành hiện thực và số còn lại, tuy không thành nhưng đã để lại cho Randy nhiều bài học cũng như những kinh nghiệm đắt giá .
Ông từng mong rằng mình sẽ lơ lửng trong trạng thái không trọng lượng. Vì lúc đấy hầu hết đám bạn của ông đều mong muốn trở thành nhà phi hành gia. Khi giảng dạy tại trường Carnegie Mellon, dưới tư cách là một thành viên của giới truyền thông, Randy đã được lên chuyên cơ của NASA và trải nghiệm thế nào là lơ lửng trong trạng thái không trọng lượng, sau gần 40 năm năm khi ước mơ được trôi nổi bồng bềnh vốn là một trong những mục tiêu của đời ông.
Từ năm chín tuổi, Randy bắt đầu đam mê chơi bóng bầu dục và ông muốn được vào đội bóng quốc gia .Dĩ nhiên là Randy biết rằng điều này là không thể nào nhưng sự gắn bó và đam mê với môn thể thao này đã đem lại ông nhiều bài học vô cùng đắt giá và định hình nên con người ông như bây giờ.
Với truyền thống gia đình là luôn xem Bách khoa toàn thư là cuốn sách gối đầu giường,một trong những ước mơ của ông cũng chính là trở thành một trong những người viết bài cho tập sách này. Và rồi, khi trở thành giáo sư tin học được đông đảo sinh viên yêu thích, ông đã được mời để viết về chuyên mục Thực tế ảo cho Bách khoa toàn thư. Hay đó là mong muốn trở thành nhân vật phim mà mình yêu mến từ thuở bé – thuyền trưởng James T.Kirk, chiến thắng những chú gấu bông to nhất tại các lễ hội, công viên giải trí,…
Song song với những ước mơ đó là 61 lời khuyên mà tác giả rút ra được từ những bài học mà bố mẹ, giáo viên đã truyền đạt cho ông cùng với những kinh nghiệm sống mà Randy rút ra được từ chính mình , chính những sự việc xảy ra quanh ông.
Không có sự buồn bã, u sầu mà ở Randy đó là niềm tin ,một sự sống đầy nghị lực. Trong những tháng ngày còn lại của mình, Randy luôn sống hạnh phúc và vui vẻ. Trông bề ngoài ông không hề giống như là một người sắp chết, đó là người đàn ông khoẻ mạnh hạnh phúc bên gia đình thì đúng hơn. Ông luôn cố gắng dành nhiều thời gian còn lại của mình dành cho Jai – người bạn đời luôn chia sẻ và giúp Randy vượt qua căn bệnh ung thư và các con của ông.Khi kết thúc Bài giảng cuối cùng, ông đã đứng dậy và bày ra một chiếc bánh sinh nhật, cùng hàng trăm sinh viên ở hội trường hát Chúc mừng sinh nhật vợ mình.
“Thật buồn khi chúng tôi không thể trải nghiệm mảng màu phong phú của hôn nhân trong ba mươi hay bốn mươi năm kế tiếp… Chúng tôi đã cùng khóc trên giường, thiếp vào giấc ngủ, rồi thức dậy, đầm đìa nước mắt… Chúng tôi không được suy sụp, buông bỏ. Chúng tôi cần phải ngủ, bởi hôm sau, một trong hai chúng tôi phải thức dậy cho các con ăn sáng. Người đó hầu như luôn luôn là Jai”.
Chính Randy Pausch đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng: để chạm tay tới giấc mơ của mình là điều hoàn toàn có thể, cho dù ước mơ ấy là viển vông hay thực tế, dù thế nào thì bằng một cách nào đó, chỉ cần chúng ta có đủ sự tin tưởng và quyết tâm thực hiện ước mơ ấy, thì chắc chắn một ngày nào đó, khi già hay trẻ, bạn sẽ chinh phục được ước muốn thuở nào.
Bài giảng cuối cùng chính là cuốn sách kim chỉ nam giúp bạn chạm tay vào những ước mơ tuổi thơ của mình. Hy vọng là sau khi đọc xong và cảm nhận cuốn sách này, bạn cũng như mình, sẽ có đủ quyết tâm cũng như là ý chí để có thể chinh phục và chạm tay vào những giấc mơ của bản thân.
Bài Review được đóng góp bởi Cộng tác viên Lê Hà – An Nhiên Lạc