Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót: Cuộc Đời Như Vỏ Rượu Rỗng Không

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót: Cuộc Đời Như Vỏ Rượu Rỗng Không

Biên niên ký chim vặn dây cót là cuốn tiểu thuyết đầy siêu thực và mang tính ẩn dụ cao của Haruki Murakami. Cũng như những tác phẩm khác của mình đề tài chấn thương tâm lý vẫn yếu tố chủ đạo làm nên cái hồn, của ở cuốn tiểu thuyết này. Hồi ức về cuộc thế chiến thứ hai được kể dưới góc nhìn đầy xúc động cũng là điều đặc biệt đem lại sự vỡ òa cảm xúc.

Tất cả chúng ta từ bùn mà ra và tất cả chúng ta đều trở về bùn.

Hồi ức chiến tranh nhuốm đầy máu và nước mắt

Biên niên ký chim vặn dây cót khai thác một khía cạnh khác của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Đó chính là sự kinh hoàng và khủng hoảng cực độ của biết bao thiếu niên Nhật Bản có cuộc đời êm đềm bị chính phủ đẩy ra tiền tuyến. Họ bị chính đất nước của mình ném vào cuộc chiến tranh bạo tàn ở Mãn Châu, Nội Mông để thỏa mãn dục vọng của kẻ chinh phục.

Trung úy à, tôi nói với anh rằng đây là một cuộc chiến hoàn toàn không có Lý do Chính đáng nào hết. Chỉ là hai bên giết nhau thôi.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fbien-nien-ky-chim-van-day-cot-tai-ban-2017-p656472.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fbien-nien-ky-chim-van-day-cot.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Cuốn sách khắc họa một chính phủ Nhật Bản với chủ trương đổ tiền vào các cuộc chiến vô nghĩa trong khi đất nước càng lúc càng lâm vào tình trạng đói nghèo, trì trệ. Chính phủ lại càng ra sức thiết lập tư tưởng độc tài, giáo dục, tuyên truyền vào tai những người nông dân sống ngày ngày trong cảnh khốn cùng ấy niềm tin lầm lạc về sự trung thành tuyệt đối với Thiên hoàng. Và còn về tinh thần võ sĩ đạo thề chết cũng phải tuân theo mệnh lệnh ấy, rằng việc xâm lược đến lãnh thổ của đất nước khác là điều chính đáng của một đất nước lớn, Nhật chỉ đang thực hiện thuyết Đại Đông Á về việc bảo vệ người châu Á khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây. Tất cả những điều ấy chỉ là sự mị dân, tẩy não tư tưởng những con người nghèo khổ không nhận được sự giáo dục chính đáng mà thôi.

Những người chịu chết chóc đau thương hóa ra toàn là đám nông dân nghèo khổ, họ thì có biết chính trị hay ý thức hệ là cái gì đâu.

Để rồi những người lính Nhật bước ra chiến trường như một kẻ khát máu, tàn sát không gớm tay biết bao người dân vô tội trong những cuộc chiến phi nghĩa vô nhân đạo.Họ sống với một niềm tin lầm lạc rằng đang danh nhân chính nghĩa mà chiến đấu cho đất nước như một samurai chân chính. Thực chẩt đó chỉ là cái chết vô nghĩa trên chiến trường, họ không phải samurai, họ chỉ là những kẻ sát nhân mụ mị tinh thần, bị tẩy não về tư tưởng, đem đến đau thương cho dân tộc khác, quốc gia khác mà thôi.

Và không chỉ người nông dân mà tầng lớp trí thức, nhất là sinh viên chiếm đông đảo trong quân đội. Tiêu biểu cho loại người này là trung úy Mamiya và hạ sĩ Honda được Murakami xây dựng trong Biên niên ký chim vặn dây cót. Họ chính là đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản Nhật bản tham gia chiến trận đương thời. Họ biết rõ chiến tranh mà Nhật Bản đang ôm mộng chỉ là thứ phi nghĩa đạp lên người khác mà đi lên, họ từng đọc sách của Mác, hiểu cái gì là đạo nghĩa, nhưng họ không dám kháng lại lệnh của chinh phủ vì đặc điểm của tầng lớp này lại quá đỗi yếu đuối.

Việc phải chọn giữa bị chính phủ giết mà cầm súng đi giết dân tộc khác họ đã chọn bước ra chiến trường. Cũng vì tư tưởng yếu đuối, ích kỉ mà họ chưa bao giờ là người tiên phong trên chiến trường, vì vậy mà họ luôn là những kẻ có khả năng sống sót trở về cao nhất. Có ai ngờ đâu, việc trở về lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng, trở về khi nhìn thấy máu chảy thành sông, từng người chết trước mặt mình, đồng bào mình, người dân vô tội của đất nước khác người đầy máu và nước mắt. Họ sẽ sống mà ám ảnh, tự trách, căm ghét bản thân mình. Sống cũng không được, chết cũng không xong, đó là thứ bi kịch kinh hoàng của kẻ trở về. Đó có lẽ là thứ ám ảnh người lính Honda, Mamiya suốt đời.

Cuộc đời tôi mai một như thế đó, bị biến thành vỏ rỗng như thế đó, […] tôi không còn là con người như xưa nữa.

Hạ sĩ Honda đã tặng cho chàng trai trẻ Okada một chiếc vỏ rượu rỗng như một món quà cuối cùng. Hình ảnh vỏ rượu ấy xuất hiện xuyên suốt trong Biên niên ký chim vặn dây cót và mang tính ẩn dụ sâu sắc. Đó chính là biểu tượng cho cuộc sống mục ruỗng kiếp này của ông, ông thấy mình chỉ còn là cái vỏ, nội tâm ông úa tàn, trái tim đau đớn mà chẳng còn thấy chút niềm tin nào ở chính mình nữa.

Cuộc sống thực tại của kẻ thất bại và cô độc

Chàng trai Okada được hạ sĩ Honda tặng vỏ chai rượu rỗng không ấy đã có một cuộc đời trống rỗng đầy đớn đau như cuộc đời của hạ sĩ Honda thời quá khứ năm nào. Okada là một chàng trai gần như mất hết mọi thứ trong tay. Anh sống mà mất đi mọi phương hướng, không biết bản thân đang muốn làm gì, chỉ biết chẳng thể sống nổi nếu cứ làm việc tại văn phòng luật mà anh gắn bó nhiều năm. Vậy là anh bỏ việc vì ngợp đến mức không thể chịu được. Anh mệt mỏi vì phải tiếp tục đấu tranh ngày ngày với công việc ấy, cái công việc đầy máy móc chỉ làm nội tâm ngày càng nứt nẻ.

Trước đó – suốt quãng đời trước đó của tôi – tôi chưa bao giờ vật lộn với những câu hỏi như thế này. Tại sao nhỉ? Có lẽ đối với tôi nội việc sống thôi, đã đủ lắm rồi. Đơn giản là tôi quá bận bịu nghĩ về bản thân mình.

Anh trở thành kẻ thất nghiệp, không biết đời mình sẽ trôi về đâu, anh lao vào khủng hoảng thật sự của tuổi trẻ, khủng hoảng hiện sinh. Và đó cũng là lúc người anh yêu thương nhất – Kumiko rời bỏ anh. Okada trở thành một kẻ thất bại hoàn toàn, không sự nghiệp cũng không còn tình yêu. Mọi hi vọng sống đều mỏng manh như làn khói, hạnh phúc như càng lúc càng xa vòng tay anh.

Sự đau đớn giằng xé hiện hiện thường trực trong các giấc mơ của anh. Giấc mơ ấy phản ánh mong muốn không thành ở thực tại, nỗi sợ hãi bị kìm nén mà không nói ra, cũng không có ai để giãi bày nỗi lòng. Anh sợ mất người con gái anh yêu, anh sợ bản thân trở thành kẻ vô dụng, nhất là khi nhìn thấy Wataya Noboru – nghị sĩ và cũng là giáo sư tài năng. Sự căm ghét và muốn phản kháng lại hành vi sai trái của Wataya nơi anh càng nhiều thì sự xem thường bản thân ở anh lại càng lớn. Anh mất tất cả còn Wataya thì có tất cả, và con người ấy luôn xem thường và khinh rẻ anh. Đứng trước Wataya, anh thấy như mình thật sự là một kẻ trắng tay, muốn chống lại hắn nhưng đôi bàn rã rời, trái tim đã không còn sức lực để kiên trì bước tiếp.

Dưới bầu trời ken dày sao đến ngợp thở kia, tôi bàng hoàng nhận ra sự nhỏ nhoi vô nghĩa của sự tồn tại của chính mình.

Okada gần như lạc đường trên chính con đường đời của mình, anh chìm trong nỗi đau đến vô vọng và cả sự cô đơn. Đó là sự cô độc của một kẻ thất nghiệp mù mờ về tương lai, sống trong chuỗi ngày giông bão nhất của tuổi trẻ. Anh là một kẻ thất bại hoàn toàn, đã không còn gì trong tay để mất đi.

Tất cả đều là cái vỏ rỗng ôm theo nỗi đau tâm lý

Bằng một thứ nhân duyên kỳ la, Okada và hạ sĩ Honda đã gặp gỡ nhau, và ông Honda đã gửi tặng đến chàng thanh niên vỏ rượu cũng chính là một thông điệp, một lời nhắn gửi đến cuộc sống đau thương ở hiện tại của anh. Ông Honda mong anh có thể sống đúng với cái bản ngã của bản thân mình, đừng tiếp tục hủy hoại bản thân mà sống như chiếc vỏ rỗng. Con người nếu chỉ sống theo các giá trị mà xã hội muốn, đám đông muốn mà bản thân không ngày nào vui vẻ thì có khác nào cái vỏ rỗng đâu? Sống theo cái cách mà chính mình muốn chưa bao giờ là điều dễ dàng, đó là một hành trình dài mà chính chành thanh niên ấy phải đấu tranh.

[…] sở dĩ người ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc họ sống trên đời để làm gì là bởi họ biết một lúc nào đó mình sẽ chết.

Hơn ai hết, hạ sĩ Honda hiểu được tâm trạng của  một kẻ không biết phải đi tiếp trên đường đời là như thế nào. Vì ông cũng từng là kẻ sống mà không còn đường để đi, sống mà ôm theo nỗi đau tâm lý của năm xưa. Ông đã sống cả đời trong cái khủng hoảng ấy và ông không hi vọng chàng thanh niên ông gặp của hiện tại sẽ lại là bản thân mình ngày xưa. Thời đại thay đổi nhưng nỗi đau của con người vẫn luôn tồn tại đâu đó trong thế gian. Và những nỗi đau tâm lý, khủng hoảng cách sống sẽ luôn là thứ ám ảnh cuộc đời của một ai đó. Lựa chọn đấu tranh để vượt qua hay chìm trong cơn đau ấy mới là điều làm thay đổi cuộc sống đầy rẫy đau thương này.

Hồi ức về chiến tranh lồng ghép với những đau thường của hiện tại đã tạo nên một Biên niên ký chim vặn dây cót chứa đầy bi cảm đau thương. Hình ảnh những người trẻ lang thang lạc lõng không tìm được con đường để tiếp tục con đường đời đã được khắc họa đầy sinh động đến đau lòng trong cuốn sách này của Murakami. Yếu tố chấn thương tâm lý lại càng làm sâu sắc hơn sự vô hướng đến cô độc của những tâm hồn đầy vết chai sạn, rạn nứt ấy.

Leave a Reply

error: Content is protected !!