Chàng Hoàng Tử Hạnh Phúc – Ngôi Nhà Thạch Lựu (Oscar Wilde) – Cổ Tích Vị Nhân Sinh Hay Vị Nghệ Thuật ?

Chàng Hoàng Tử Hạnh Phúc – Ngôi Nhà Thạch Lựu (Oscar Wilde) – Cổ Tích Vị Nhân Sinh Hay Vị Nghệ Thuật ?

Tớ biết đến Oscar Wilde lần đầu qua câu chuyện về Chàng Hoàng tử Hạnh Phúc và chú én nhỏ. Đó là một cuốn truyện vẽ theo kiểu dễ thương, lời văn cũng được giản lược đi để phù hợp với các em nhỏ. Nhưng ngay cả khi chỉ có cốt truyện là được kể lại, ngay cả khi rất nhiều tình tiết đã bị cắt đi, còn lời văn thì chẳng phải của chính ông, thì câu chuyện ấy cũng đã rất tuyệt với rồi. Khi đó còn quá nhỏ, tớ không thể nói rõ được là vì sao mình thích câu chuyện ấy đến thế. Lớn lên rồi, có cơ hội được động tay vào bản gốc, tớ mới ngộ ra được lý do, tóm lại thì cũng tại lòng ham mê cái đẹp quá chứ sao.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fco-tich-cua-oscar-wilde-chang-hoang-tu-hanh-phuc-ngoi-nha-thach-luu.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Oscar Wilde là người đi đầu trong trào lưu “Nghệ thuật vị nghệ thuật” của văn chương thời kỳ ấy (Nghe quen không? Các bác nhà văn nhà thơ bên nước mình cũng từng một thời tranh cãi nảy lửa xem nghệ thuật nên vị nghệ thuật hay vị nhân sinh đấy!). Như một lẽ dĩ nhiên, ông có quan niệm vô cùng rạch ròi về cái xấu và cái đẹp, thậm chí có thể nói là tôn thờ cái đẹp (“Người ta thường nói như thể đối lập với cái gì đẹp là cái gì đó hữu ích. Không có gì đối lập với cái đẹp ngoại trừ cái xấu: Tất cả mọi thứ hoặc là đẹp hoặc là xấu” – ông nói). Điều này được thể hiện rất rõ trong những câu chuyện cổ tích của ông.

Những câu chuyện ấy đẹp ngay từ lời văn, từ cách ông lựa chọn từ ngữ và sắp xếp câu chữ. Những câu văn dẫu không phải quá phức tạp, nhưng được chau chuốt bằng cách sử dụng từ tinh tế. Mỗi dòng văn vừa như đôi cánh nhẹ bẫng bay bổng, lại vừa giàu chất nhạc điệu như một bản nhạc xưa không lời. Đọc chúng lên, nhất là bằng chất giọng ngâm nga của bà của mẹ, ta dễ dàng bị ông lỗi kéo về xứ cổ tích của riêng ông. Xứ sở ấy không xa xôi cổ kính như Grimm, không đượm buồn mơ hồ như Andersen, mà rất đỗi bình dị, thơ mộng như miền quê Châu Âu của những thế kỉ đã nằm lại sau lưng, đủ cổ điển tựa như một kí ức bị phủi bụi, những cũng đủ hiện đại để ta thấy được bản thân trong đó. Đặc biệt, đôi khi ta có thể nhận ra được chút trào phúng hài hước trong những câu chuyện, những lời thoại của các nhân vật, giống như một cái cười nhẹ vào những hiện trạng của đương thời, vào bản chất của con người, dù nó tốt hay xấu.

“I know a flower that grows in the valley, none knows it but I. It has purple leaves, and a star in its heart, and its juice is as white as milk. Should’st thou touch with this flower the hard lips of the Queen, she would follow thee all over the world. Out of the bed of the King she would rise, and over the whole world she would follow thee. And it has a price, pretty boy, it has a price. What d’ye lack? What d’ye lack? I can pound a toad in a mortar, and make broth of it, and stir the broth with a dead man’s hand. Sprinkle it on thine enemy while he sleeps, and he will turn into a black viper, and his own mother will slay him. With a wheel I can draw the Moon from heaven, and in a crystal I can show thee Death. What d’ye lack? What d’ye lack? Tell me thy desire, and I will give it thee, and thou shalt pay me a price, pretty boy, thou shalt pay me a price.”
_Oscar Wilde, A House of Pomegranates_

Cái đẹp còn đến từ những nhân vật. Không phải lúc nào Oscar Wilde cũng viết về những người đáng kính khiến người ta yêu mến ngay từ phút ban đầu như Chàng Hoàng tử Hạnh Phúc và chú én nhỏ trong câu chuyện cùng tên. Trái lại, hầu hết những nhân vật trong những câu chuyện của ông đều có một khiếm khuyết nào đó. Có những nhân vật ngu ngốc, vô minh đến mức đáng thương như Hans (“Người bạn tận tụy”) hay gã người rừng xấu xí (“Sinh nhật công chúa Tây ban Nha”), có những kẻ si tình sắn sàng cho đi tất cả như chú chim sơn ca (“Chim Sơn ca và Hoa hồng”), cũng có những kẻ hợm hĩnh ếch ngồi đáy giếng như quả pháo (“Quả pháo sáng phi thường) hay ích kỷ và đạo đức giả như Miller (“Người bạn tận tụy”), và còn có cả những người đã từng sai lầm những cuối cũng lại cố gắng hoàn thiện bản thân của mình như nhà vua trong “Giấc mơ của một nhà vua trẻ”, tên khổng lồ trong “Tên khổng lồ ích kỉ” hay Cậu bé Ngôi Sao trong câu chuyện cùng tên.

Thế giới của Oscer Wilde cũng muôn hình vạn trạng tựa như thế giời ngoài kia vậy. Tuy không thể tránh được việc các nhân vật ít nhiều mang tính biểu tượng (Một điều gần như là đặc sản của thể loại cổ tích), thì họ vẫn tạo ra cảm giác rất sống động và thực tế. Trong mỗi nhân vật, đôi khi ta tưởng như mình thoáng bắt được chút gì đó của bản thân ông trong đấy, những điều rất đỗi cá nhân và thầm kín như niềm say mê nhiệt thành, những mối tình đồng giới (Thứ bị cho là tội lỗi thời điểm ấy). Những nhân vật nhờ vậy mà như mang theo phần nào tâm hồn của tác giả. Dường như Oscar Wilde đã tạo ra họ không phải với mục đích để phản ánh hiện thực, mà là để thể hiện tình yêu của mình với con người, với cuộc sống – Một tình yêu đã khiến ông phải tỉ mỉ tạo tác lại thế giới bao la bên ngoài, thu nhỏ lại và đem nó gửi gắm vào những câu chữ của mình. Những nhân vật ấy được khắc họa không thừa không thiếu, không ai trùng lặp với ai, vừa đủ để chúng ta nhớ đến họ rất lâu, rất lâu về sau.

Hầu hết những nhân vật trong câu chuyện của Oscar Wilde đều liên quan đến cái đẹp và tình yêu theo cách này hay cách khác. Có khi là từ bỏ cái đẹp bề ngoài để đạt đến tình yêu vĩnh hằng, là sự theo đuổi cái đẹp một cách ngu muội mù quáng, có khi là sự lạc lối rồi trở về tìm lại cái đẹp, là sự nhận thức đẹp và xấu, hay cũng có khi là sự hiến dâng cái đẹp của bản thân. Đôi lần tình yêu đem tới sự thức tỉnh và hướng thiện, đôi khi nó đem lại bị kịch, và thậm chí nó còn có thể trở thành sự trừng phạt. Lòng hướng tới cái đẹp và tình yêu được thể hiện vô cùng rõ ràng, lấp lánh theo nhiều góc cạnh như viên kim cương được gọt dũa tỉ mỉ. Oscar Wilde cho ta thấy những điều tích cực về tình yêu và cái đẹp, nhưng cũng không ngại phô bày ra những mặt đen tối, u ám của hai điều này. Cuối cùng ta vẫn phải tự hỏi: Tình yêu là gì? Vẻ đẹp thật sự là gì? Có lẽ ta sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời cụ thể, vì thế giới này bao la lắm.

Dù gia tài văn chương của Oscar Wilde không quá đồ sộ, số lượng chuyện cố tích cũng không nhiều như Grimm hay Andersen, nhưng với phong cách độc đáo của mình, những câu chuyện của ông vẫn đủ sức tạo cho mình một chỗ đứng lớn trong lòng độc giả, không chỉ thiếu nhi mà thậm chỉ là những người trường thành. Và nếu cậu muốn mua sách, tớ xin được giới thiệu ấn bản Chàng Hoàng tử Hạnh Phúc – Ngôi nhà Thạch Lựu do nxb Trẻ ấn hành, không vì gì khác, chỉ vì bức tranh minh họa đẹp mê ly của họa Sĩ Bích Khoa thôi cũng là quá đủ với tớ rồi.

Leave a Reply

error: Content is protected !!