Charlotte – Cuộc đời hay sân khấu

Charlotte – Cuộc đời hay sân khấu

Trong một buổi triển lãm tranh tại Berlin nước Đức, David Foenkinos đã có một “cuộc gặp gỡ tình cờ” với những tác phẩm của Charlotte Salomon. Những bức tranh của cô đã gây cho ông ấn tượng rất mạnh đến nỗi chúng đã thôi thúc ông lần theo từng vết tích còn sót lại của người phụ nữ tài hoa. Xâu chuỗi chúng lại và một lần nữa, đưa tài năng của bà ra trước công chúng – cái tài năng dường như đã bị lãng quên bấy lâu nay của nữ hoạ sĩ đoản mệnh này.

[su_button url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fcharlotte-p7440071.html” target=”blank” style=”flat” background=”#ef2d30″ size=”6″ rel=”nofollow”]MUA SÁCH TRÊN TIKI[/su_button]

“Tôi cảm thấy phải dừng lại ở mỗi dấu chấm câu. 

Bất khả tiến lên. 

Đó là một cảm giác thể chất, một sự tức thở .

Tôi thấy nỗi bức bách phải xuống dòng để hít thở.”

Đây cũng chính là điều mà cuốn sách này đã thu hút mình ngay từ cái nhìn đầu tiên. Charlotte không trình bày như những cuốn sách khác mà là cứ viết xong một câu lại xuống dòng khác viết tiếp, không có viết tiếp như từng đoạn văn, giống như sự “bức bách”, dồn dập của tác giả vậy. Khi lật giở từng trang sách, cảm giác của mình cũng giống như David vậy, nó giống như một sự nghẹn ngào, một sự tức thở, một sự choáng ngợp trước cuộc đời bi thảm, không mấy hạnh phúc của nữ hoạ sĩ người Đức này.

Charlotte được đặt theo tên của người em gái đã tự sát của mẹ mình. Bà xem như đây là sự tưởng nhớ về người em quá cố bất hạnh ấy. Em lớn lên trong vòng tay ấm áp của mẹ, thế nhưng rồi bà ấy dần xa cách, lạnh nhạt và luôn ở trong trạng thái u uất, sẵn sàng để đi tìm cái chết.

Vào năm em lên tám, mẹ em đã tự sát ngày chính tại nhà của ông bà ngoại. Em cứ thế lớn lên trong một sự cô độc không tên, một rào cản ngăn cách với mọi người xung quanh em. Vào cái độ tuổi đôi mươi thiếu nữ đẹp nhất, Charlotte đã gặp được tình yêu của đời em ,người duy nhất mà em yêu khi còn sống – thầy dạy nhạc cho mẹ kế của em. Ở ông ấy, nơi mà em bắt gặp được sự đồng điệu trong tâm hồn người nghệ sĩ, người cảm thấy thích thú, si mê với những bức tranh mà em vẽ. Em đắm chìm vào tình yêu ấy, cái tình yêu dường như đã giúp em “sống lại”.

Thế nhưng rồi Chiến tranh thế giới xảy ra, bọn Đức Quốc xã quyết định thanh trừng tất cả người Do Thái. Em phải chuyển tới ở miền Nam nước Pháp cùng với ông bà ngoại, chia tay bố và mẹ kế, hơn hết thảy là người em yêu. Lúc tiễn em ra ga tàu, ông ấy đã nói với em : “Mong em đừng bao giờ quên rằng ta tin tưởng em”.

Tưởng chừng như chỉ là một câu nói động viên bình thường, thế nhưng nó đã bám vào sâu trong em, là cốt lõi nỗi ám ảnh về ông, đã khiến cho em nhiều năm sau dù chưa từng gặp lại ông nhưng lại có thể vẽ ra hàng trăm bức hoạ về tình yêu của em.

Đến Pháp không lâu, người bà mà em yêu quý cũng đã tự sát mà rời bỏ em. Người ông ấm áp ,dịu dàng ngày nào dần trở nên cay độc, ác nghiệt hơn bao giờ hết, ông buông lời thoá mạ, lăng nhục em, về cái lời-nguyền-tự-sát của dòng họ nhà ngoại em. Đau khổ, vùng vẫy, em còn tự tính ra cả năm mình tự sát, giống như những gì, mẹ và bà của em đã từng làm.

Nhờ sự động viên và giúp đỡ không ngừng từ những người chung quanh ,em đã lao vào đam mê hội hoạ của mình. Charlotte vẽ, vẽ về chính bản thân từ khi còn nhỏ, về gia đình, người thân và về người em yêu. Cứ như thế miệt mài trong hai năm, Charlotte đã vẽ một ngàn bức hoạ khác nhau, em gọi “đó là toàn bộ cuộc đời của tôi”.

“Chính xác thì em muốn nói gì ?

Em muốn để lại một tác phẩm kể lại toàn bộ cuộc đời của mình .

Hoặc : em đã để lại một tác phẩm quan trọng không khác gì cuộc đời mình .

Hoặc nữa : đó là toàn bộ cuộc đời của em ,vì cuộc đời của em đã kết thúc.

Có phải điều đó có nghĩa là em sắp chết?

Đó là TOÀN BỘ cuộc đời tôi.

Câu nói quá ám ảnh.

Mọi khả năng dường như đều khả dĩ.”

Cái chết của em là đỉnh điểm của tội ác mà bọn Đức Quốc xã gây ra, khi muốn diệt chủng tất cả người Do Thái, em chết khi đương độ tuổi hai mươi sáu, khi đứa con đầu lòng chỉ mới có năm tháng ở trong bụng mẹ. Cái cảnh Charlotte ở trần cùng đứa con chưa chào đời bước vào phòng xông hơi cùng hàng nghìn người phụ nữ khác và chéte ngạt ngày sau đó quá ám ảnh. Thực quá chua xót, thực quá đau đớn thay!

Cuộc đời của Charlotte thực bi thảm làm sao! Những bức tranh của em vừa là “Cuộc đời”, vừa là “sân khấu”. Không chỉ là những bức hoạ, chúng còn phản ảnh cả tuổi thơ, tình yêu và cả tuổi trẻ, sự nghiệp của em. Nó là “toàn bộ” cuộc đời của Charlotte.Không chỉ vậy, cuốn sách này còn giúp mình hiểu hơn về những nỗi đau, mất mát mà chiến tranh gây ra, chiến tranh mà những kẻ cầm quyền xem như nó là một trò chơi. Mình càng thêm căm ghét, oán hận chiến tranh, cái chiến tranh phi nghĩa ấy, rốt cuộc đã giết chết bao nhiêu người vô tội ?

Bài Review được đóng góp bởi Cộng tác viên Lê Hà – An Nhiên Lạc

Leave a Reply

error: Content is protected !!