Chiếc Thuyền Ngoài Xa – Nguyễn Minh Châu

Chiếc Thuyền Ngoài Xa – Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút nổi bật của văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh và đầu thời kì đổi mới. Bằng tài quan sát nhạy bén, sâu sắc, tinh tế, ông đã nắm bắt được những biến chuyển của thời cuộc và con người. Trong những tác phẩm viết về chiến tranh ông nhấn mạnh khắc họa hình tượng người lính dũng cảm tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thời kì đổi mới ông nhận thấy sức lay chuyển mạnh mẽ của đời sống xã hội chính vì vậy ông tập trung phản ánh những góc khuất của thời đại và lên tiếng cảnh báo những tệ nạn, những tình cảnh éo le mà vô tình con người bỏ quên. Nhận xét về những đóng góp cống hiến của Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nguyễn Khải: cho rằng:

“Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.  

Không chỉ vậy qua những trang viết của mình Nguyễn Minh Châu còn chủ trường phát hiện, đi tìm vẻ đẹp khuất lấp của con người đó là vẻ đẹp của cái thiện, của những con người có nhân cách cao đẹp, bởi vậy Nhà phê bình Nikolai Nikulin cho rằng:

“Niềm tin vào tính bất khả chiến bại của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”.

Văn học hiện đại Việt Nam có nhiều thành tựu nổi bật về tác phẩm, về tác giả, văn học hiện đại đã có những đổi mới đáng kể nhằm tăng sức hấp dẫn và cuốn hút cho tác phẩm nghệ thuật. Văn học hiện đại không những có nội dung phong phú, cuốn hút mà còn thu hút người đọc bởi lối viết khi bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất. Văn học hiện đại có cái nhìn thoáng hơn, cởi mở hơn không bị ràng buộc bởi các nghi lễ, lễ giáo như văn học trung đại, trong những trang viết của mình tác giả bộc lộ được cái tôi và quan điểm cá nhân. Một trong những tác phẩm nổi bật trong nền văn học khi viết về cuộc sống của con người sau chiến tranh đó là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Đây là một trong những tác phẩm đánh dấu bút lục của tác giả khi lựa chọn một trong những vấn đề gai góc của cuộc sống con người sau chiến tranh.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fauthor%2Fnguyen-minh-chau.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

Tác phẩm nổi bật bởi nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý và làm nổi bật tình huống nhận thức.

Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa, đầy đam mê và hoài bão, anh được trưởng phòng cử về vùng biển để sưu tầm bộ ảnh cho cơ quan. Bằng tình yêu nghệ thuật tha thiết, bằng nỗ lực của một người làm nghệ thuật đầy ước vọng, Phùng đã chớp được cơ hội trời cho khi nhiếp được bộ ảnh đắt giá, đặc biệt là tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa ẩn mờ trong sương sớm.

Tuy nhiên khoái cảm tận hưởng vẻ đẹp của nghệ thuật chưa kéo dài được bao lâu thì Phùng bất chợt chứng kiến một cảnh ngộ đời sống chưa từng có. Một người đàn bà hàng chài thân hình gầy còm, đôi mắt trũng sâu, bị rỗ, quần áo xơ xác, bị người chồng vũ phu đánh đập không thương tiếc. Những người đàn bà ấy vẫn cam chịu, chịu đựng nhẫn nhục không một lời oán thán. Đẩu vị chánh án của huyện nổi tiếng là người công tư phân minh đã nhiều lần mời người đàn bà lên để nói chuyện, phân rõ đúng sai, trắng đen nhưng không người đàn bà ấy vẫn khư khư giữ vững quan điểm của mình và bảo vệ chồng đến cùng.

Chị kể những ngày trái gió trở trời, những ngày biển động là những ngày trên thuyền cần đàn ông nhất, bởi vì đó là trụ cột của gia đình, vì thế chị không thể bỏ người đàn ông xấu tính và vũ phu ấy. Chị kể hồi còn con gái khuôn mặt chị xấu xí, bị rỗ, chẳng ai đoái hoài đến nhưng chỉ có chồng chị là để ý, đón nhận chị và chị ghi nhớ điều đó như sự biết ơn, bởi vậy dù cuộc sống có đắng cay có khắc nghiệt đến đâu thì chị vẫn không bỏ chồng, dù ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng thì chị cũng không thể rời xa chồng vì các con và vì chính bản thân mình.

Lúc này chánh án Đẩu mới có cơ hội được tiếp xúc va chạm hiện thực khắc nghiệt, không phải cứ dựa vào luật mà thi hành mà còn cần dựa vào những yếu tố khác nữa khi muốn thuyết phục một người nào đó  nghe theo mình, dù anh rất phẫn nộ, rất khó chịu khi phải chứng kiến cảnh bất công đang ngày một diễn ra trước mắt mình, nhưng trước những lý lẽ đanh thép và rành mạch của người đàn bà hàng chài thì anh không còn điều gì để nói. Đó là tình huống truyện vô cùng nghịch lý mà Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên.

Người đàn bà hàng chài sẵn sàng cam chịu công cuộc sống tủi nhục mà không chịu bỏ chồng là vì tình thương, hàm ơn với chồng và vì các con. Từ đây nghệ sĩ Phùng người mang biết bao hoài bão, mơ ước được cống hiến cho nghệ thuật thì gần như vỡ mộng bởi hiện thức cuộc sống quá khắc nghiệt, trần trụi, đằng sau hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp đẽ, mộng mơ ấy là sự đối lập của cái đói cái nghèo, bạo lực gia đình đang bủa vây lấy con người khiến con người sống một cách lầm lũi tàn tạ.

Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật cho văn chương cầu chì được gọt giũa, nó đối lập hoàn toàn với cuộc sống trần trụi khốc liệt ngoài kia. Và văn chương muốn tồn tại và có giá trị thì phải gắn liền với hiện thực đời sống và không thể tách rời bởi:

“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối mà nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao).

Để xây dựng tình huống truyện đầy sinh động và hấp dẫn như trên chắc hẳn Nguyễn Minh Châu đã dày công suy tư sáng tạo mới có thể mang đến cho độc giả một câu chuyện hấp dẫn, đầy lý thú. Tác giả mượn truyện một người nghệ sĩ khát khao đi tìm cái đẹp để vạch ra sự thật đối ngược tàn khốc của cuộc đời đằng sau vẻ đẹp kiêu kì của nghệ thuật.

Xây dựng tình huống truyện như vậy, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc nhiều lo âu, trăn trở và suy tư khiến cho độc giả không có cái nhìn quá lạc quan quá say sưa trước cảnh đẹp bởi cuộc đời luôn tồn tại những góc khuất những mặt trái của nó, nhiệm vụ của nhà văn là khơi gợi,tìm tòi khám phá những góc khuất đó để thay đổi nhận thức của người đọc.

Văn học hiện đại là không ngừng sáng tạo đổi mới và hoàn thiện, Nguyễn Minh Châu ý thức hơn ai hết rằng sự tầm  thường là cái chết của nghệ thuật chính vì thế mà ông luôn cố gắng tìm ra những hướng đi mới, những con đường mới để làm phong phú thêm nền nghệ thuật nước nhà. Đây là nhà văn mở đường khai sáng nhận thức cho người đọc, khiến người đọc phải suy nghĩ, động não không thể suy nghĩ thiên kiến một chiều mà phải luôn có cái nhìn phản biện, tư duy về cuộc sống về cuộc đời trước mắt.

Điểm nổi bật tiếp theo trong nghệ thuật của tác phẩm đó là giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư ,phù hợp với nhận thức của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm.

Cả câu chuyện Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện sự suy tư, ngẫm nghĩ của tác giả về con người về cuộc đời. Người đàn bà hàng chài tuy xấu xí nhưng trọng tình trọng nghĩa thương yêu chồng con, và không ngừng bảo vệ chồng trước mặt chánh án Đẩu vì hơn ai hết chị hiểu hết những nỗi cơ cực của của chồng mình, thấu hiểu tính cách của chồng mình cũng vì cuộc sống quá khó khăn, chật vật nên chồng mới trở nên cục cằn, xấu tính nhưng bản chất của anh ta không xấu, anh vẫn lo cho trọn vẹn cho gia đình cho vợ mình.

Trong tác phẩm điểm nhìn của câu chuyện được di chuyển khá linh hoạt, nhìn từ phía người đàn bà hàng chài đây là một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Nhìn từ phía chánh án Đẩu đây là vị chánh án liêm khiết nghĩ cho dân, nhưng chưa thấu hiểu hết tình hình thực tế nên cách đánh giá nhìn nhận còn phiến diện xuôi chiều, hơn thế nữa Đẩu luôn phân định rõ ràng đúng và sai cho nên vì thế anh còn khá bảo thủ và cho rằng mình luôn luôn đúng, điều này khiến anh chưa có cái nhìn toàn diện báo quát về sự việc xảy ra đối với người đàn bà hàng chài.

Còn với nghệ sĩ Phùng là  một con người đầy lãng mạn và khá thú vị Phùng có cái nhìn thấu hiểu cảm thông hơn đối với người đàn bà hàng chài, anh nhìn thấy những mặt trái những góc khuất của cuộc sống nên phần nào thấu hiểu được tình cảnh của người đàn bà này. Chính vì thế anh không có cái nhìn khá lạc quan về cuộc đời mà luôn có cái nhìn toàn diện, bao quát. Như vậy đặt điểm nhìn quan từng nhân vật chúng ta thấu hiểu được suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật đó, và hơn ai hết điều này khiến cho tác phẩm có những điểm mới mẻ thu hút độc giả. Giọng điệu trong tác phẩm là giọng điệu trải nghiệm, suy tư không cùng khiến tác phẩm để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp cho người đọc.

Một trong những điều chúng ta không thể bỏ quên đó chính là ngôn ngữ của tác phẩm rất đằm thắm và giản dị.

Nếu như ngôn ngữ của văn học trung đại mang tính ước lệ, tượng trưng thì ngôn ngữ văn chương hiện đại đơn giản, dễ hiểu dễ tiếp nhận gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngôn ngữ của văn chương hiện đại được tác giả chắt lọc từ cuộc sống thường ngày, đúc rút từ những chiêm nghiệm, trải nghiệm của chính tác giả, chính vì vậy tác phẩm văn học hiện đại luôn khiến cho độc giả dễ tiếp nhận và dễ thấu hiểu.

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chúng ta thấy được Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ rất mộc mạc và gần gũi, thông qua ngôn ngữ lột tả được tính cách của nhân vật, đồng thời bộc lộ những thông điệp của tác phẩm thể hiện qua lời nói, cử chỉ của nhân vật. Ngôn ngữ chiếm một vai trò rất quan trọng vì vậy nhà văn phải là người thầy, người phù thủy sáng tạo ngôn từ mới có thể dẫn dắt độc giả vào thế giới văn chương đầy hấp dẫn và say mê. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm văn học hiện đại cơ bản đã đạt được trình độ chuẩn về mặt ngôn ngữ, chính vì thế chúng ta dễ dàng tiếp nhận tác phẩm và thấu hiểu được những thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó.

Leave a Reply

error: Content is protected !!