Chú bé mang pyjama sọc- John Boyne

Chú bé mang pyjama sọc- John Boyne

Chú bé mang pyjama sọc được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên- The boy in the striped pajamas. Lấy bối cảnh những năm 40 của thế kỷ trước, lúc này kế hoạch diệt chủng người Do Thái đang được Đức quốc xã tiến hành với quy mô lớn nhất trong lịch sử.

Chú bé mang pyjama sọc kể câu chuyện về gia đình một viên chỉ huy cấp cao người Đức được Hitlle trực tiếp giao nhiệm vụ chuyển tới “Ao- tuýt”- một trại tập trung người Do Thái nằm tách biệt trong thời gian cuộc chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.

Một vấn đề nặng nề mang nhiều yếu tố chính trị nhưng lại được kể dưới góc nhìn của một đứa trẻ. Bruno- đứa trẻ mang dòng máu “Đức thuần chủng”, con trai của viên chị huy cấp cao người Đức.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fchu-be-mang-pyjama-soc-tai-ban-2018-p3828605.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fchu-be-mang-pyjama-soc-tai-ban-2018.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Một câu chuyện tràn ngập những ẩn ý ám ảnh trí tưởng tượng.

Chú bé mang pyjama sọc được kể dưới góc nhìn của Bruno, một cậu bé chỉ mới chín tuổi. Bởi vậy, mọi sự việc diễn ra ban đầu thật mơ hồ. Người đọc chỉ cảm thấy rõ được những lo lắng của Bruno, nỗi lo lắng rất dễ hiểu của một cậu bé phải đột ngột chuyển đi một nơi khác, xa tất cả bạn bè, người thân, xa ngôi nhà rộng lớn và quen thuộc của cậu. Một cuộc ra đi không có lời hẹn ngày được trở lại.

Những điều Bruno và chị gái Gretel của cậu nhìn thấy tại nơi ở mới, tất cả đều kỳ lạ và mơ hồ. Đó là cảnh tượng mà hai đứa trẻ chưa bao giờ nhìn thấy: “Một hàng rào thép gai đồ sộ chạy suốt dọc chiều dài ngôi nhà và đến điểm tận cùng thì rẽ ngoặt rồi trải ra thật xa theo hướng khác, xa quá tầm mắt Gretel. Hàng rào rất cao, thậm chí cao hơn cả ngôi nhà nơi hai chị em đang đứng, với rất nhiều cộc gỗ sừng sững như những cây cột điện đóng rải rác chạy dọc theo và chống đỡ cho nó.”

Trước hình ảnh trại tập trung của người Do Thái, một cậu bé chín tuổi không hiểu cảnh tượng đó là gì, nhưng lại có “một cái gì đó khiến cậu cảm thấy lạnh lẽo và thiếu an toàn”. Chị gái Gretel của Bruno cũng vậy, cô bé “chợt cảm thấy đau nhói trong lòng khi nhìn những thanh sắt nhọn hoắt tua tủa đâm ra khắp xung quanh”.

Tuyệt nhiên không có một lời bình phẩm, không một lời giải thích trước những câu hỏi bỏ ngỏ. Tất cả chỉ là hình ảnh, là cảm giác. Nhưng chính vì cái nhìn của những đứa trẻ là góc nhìn chân thực nhất, cảm giác từ tâm hồn ngây thơ của chúng là thứ đáng tin cậy nhất. Nên những điều làm chúng cảm thấy rùng mình, muốn lùi lại cũng chính là thứ ám ảnh những độc giả người lớn nhất.

Tác giả John Boyne rất kiệm lời trong tác phẩm của ông. Những từ ngữ không được sử dụng quá nhiều. Chính vì điều ấy, mỗi câu chữ được dùng lại có một trách nhiệm rất lớn là “gánh vác” những ẩn ý đằng sau nó.

Dưới góc nhìn của Bruno, không có những tàn khốc của chiến tranh, đạn bom không rơi và chẳng có sự phân biệt chủng tộc, dòng máu nào cả. Cuộc sống cứ trôi qua, trôi qua mỗi ngày. Cuốn sách dường như chỉ đơn giản kể về cuộc sống của Bruno, suy nghĩ của cậu. Vậy mà từng câu từng chữ lại cứa sâu vào trong lòng người đọc. Chẳng ai biết điều gì thực sự xảy ra với bác đầu bếp Pavel, Trung uý Kotler hay với những người mặc pyjama sọc phía bên kia hàng rào, và cả những điều đang xảy ra trong gia đình Bruno.

Độc giả chỉ thực sự thấy được những gì mà Bruno nghe được, nhìn được. Nhưng người lớn thì có đủ trải nghiệm và hiểu biết để hình dung, để tưởng tượng ra những sự tàn nhẫn, khắc nghiệt đang diễn ra nơi ấy. Những độc giả có thể hiểu được những điều mà một cậu bé 9 tuổi như Bruno không thể thấu hiểu được.

Những chi tiết lặp đi lặp lại trong câu chuyện thực sự gây ám ảnh. Lời kể truyện ngây ngô, tình bạn đẹp đẽ và cảm giác của những đứa trẻ cứ bị mặc kẹt lại, nó khiến người đọc phải suy nghĩ rất nhiều, kể cả khi đã gấp lại những trang sách cuối cùng. Chú bé mang pyjama sọc mang đến nhiều ý nghĩa hơn những câu chữ trải dài trên những trang giấy. Phải đọc thật chậm, thật kỹ thì mới thấy được rằng, luôn có một câu chuyện ẩn phía sau những từ ngữ dường như là bình thường ấy.

Bruno và Gretel đều rất yêu cha, kính trọng và cũng có phần e dè ông. Chúng không biết công việc thực sự của cha là gì, không biết nhiệm vụ của cha ở ngôi nhà mới này là gì. Trong mắt hai đứa trẻ, “cha như một người chẳng bao giờ làm việc gì sai cả, không bao giờ nổi giận” và luôn tới hôn chúng chúc ngủ ngon trước khi đi ngủ.

Tình yêu hai đứa trẻ giành cho cha càng lớn. Việc làm và những điều cha nói ra càng khiến những người ngoài cuộc- những độc giả đang đọc về câu chuyện này càng cảm thấy đau lòng hơn. Cha đã nói với Bruno về những người “đều mặc cùng một kiểu quần áo hệt như nhau: một bộ pyjama sọc xám với một chiếc mũ sọc xám trêu đầu” là “những người đó… ờ, họ cũng chẳng hẳn là con người”.

Không có một lời miêu tả hay một lời phán xét, bình phẩm nào về cha hay công việc của cha. Tất cả những gì về “ngài chỉ huy” của Đức quốc xã chỉ qua góc nhìn tươi sáng của hai đứa trẻ, sự phẫn nộ nhưng không thể kháng cự của mẹ, nỗi thất vọng trong đau đớn của bà nội.

Chỉ có những hình ảnh được gợi ra, còn quyền đánh giá, nhận định thuộc về góc nhìn và suy tư của độc giả. Chính bởi quá nhiều những ẩn ý, quá kiệm những câu chữ. Cậu bé mang pyjama sọc trở nên rất nặng và ám ảnh.

Một tình bạn kỳ lạ.

Trước cuộc sống tẻ nhạt, lạnh lẽo của nơi ở mới. Bruno thực hiện những chuyến đi khám phá của mình, đi dọc theo những dãy hàng rào tưởng như là vô tận. Một lần tình cờ, Bruno bắt gặp một cậu bé mặc Pyjama sọc giống như tất cả những người khác ở bên kia hàng rào. Cậu bé “ngồi bệt dưới đất với vẻ mặt rất đáng thương”. Cậu bé ấy tên là Shmuel .Hai đưa trẻ đã trở thành bạn vào ngày gặp gỡ đầu tiên đó. Chúng hẹn với nhau những cuộc gặp gỡ, chúng cùng nhau ăn bánh qua hàng rào, chúng nói những câu chuyện vu vơ – cách những đứa trẻ bình thường vẫn luôn trò chuyện cùng nhau.

Khi ấy, Bruno chỉ nghĩ rằng cậu đã tìm được một người bạn. Hai đứa trẻ hồn nhiên không biết chúng là đại diện cho sự đối lập nghiệt ngã được phân cách bởi những hàng rào thép gai. Phân cách thể giới thành hai nửa, bên ngoài hàng rào và bên trong hàng rào hay chính là phân cách thế giới con người thành hai nửa theo gốc nhìn của những người giống như cha của Bruno: Bên trong hàng rào không phải là con người, bên ngoài hàng rào mới là con người.

Bruno và người bạn mới quen Shmuel có cùng ngày sinh, tháng sinh và cả năm sinh. Hai đứa trẻ sinh ra cùng một thời khắc, chỉ khác nơi chúng sinh ra, dòng máu đang chảy trong con người chúng. Nhưng một kẻ được sống trong nhung lụa, được sống như một con người thực sự. Một kẻ bị coi là hạ đẳng, không phải con người.

Hai đứa trẻ không biết rằng, tình bạn vô tư, trong sáng của chúng đã phá vỡ sự phân biệt đáng sợ của thời đại lúc bấy giờ, đã vượt lên trên những bất công của xã hội, vượt lên trên những hàng rào thép gai- biểu tượng của sự cách biệt nghiệt ngã đang suốt hiện khắp nơi trên thế giới.

“Bruno cảm thấy tha thiết muốn ôm Shmuel một cái chỉ để cho nó biết rằng Bruno thích nó và thích được nói chuyện với nó trong suốt một năm qua đến mức nào.”

“Shmuel cũng cảm thấy tha thiết muốn ôm Bruno một cái chỉ để cảm ơn cậu vì lòng tốt của cậu. Vì những món ăm của cậu và vì việc cậu sắp sửa giúp nó đi tìm cha.”

Tình bạn của hai đứa trẻ càng trong sáng, càng hồn nhiên, càng vô tư thì càng trở nên cảm động và đau đớn. Càng thuần khiết càng ám ảnh tâm trí vô cùng.

“Một tác phẩm mạnh mẽ đến choáng váng.”- Carousel

Leave a Reply

error: Content is protected !!