Chữ Người Tử Tù – Bản Hòa Ca Của Thiên Lương

Chữ Người Tử Tù – Bản Hòa Ca Của Thiên Lương

Nguyên Tuân là một nhà văn của cá tính phi thường và được mệnh danh như chủ nhân của những mang sự độc đáo. Chữ người tử tù là một tác phẩm mang ý nghĩa tìm lại vẻ đẹp đã xa nay chỉ còn vang bóng, ngợi ca cái đẹp luôn bất tử, trường tồn chỉ cần còn người giữ lửa.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fauthor%2Fnguyen-tuan.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

Con người phải được soi chiếu đa chiều, đa diện

Chữ người tử tù là câu chuyện chỉ xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục trong khoảng thời gian những ngày trước buổi xử tử Huấn Cao nhưng mình lại khơi ra được nhiều ý nghĩa nhất là việc đánh giá và nhìn nhận con người.

Ai bảo kẻ cầm đầu quân phản nghịch chống lại triều đình thì không có những vẻ đẹp đáng được người người trân trọng. Huấn Cao là một nhân vật được khắc họa như một huyền thoại mà ngay cả viên quản ngục – người ở phe đối nghịch cũng không che dấu được lòng ngưỡng mộ. Vẻ khí phách của một con người thì luôn tồn tại kể cả khi sa cơ và Huấn Cao là minh chứng cho điều đó. Dù đã sa vào vòng vây của địch thì Huấn Cao vẫn giữ vững thái độ bất khuất, không hề nao núng, run sợ trước cường quyền. Ông bình thản bước vào trại giam như bước vào chốn không người. Kể cả trong những ngày cuối đời thì với Huấn Cao bốn bức tường là vô nghĩa, ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, nhận sự đãi ngộ của viên quản ngục. Thậm chí trước giờ nhận án tử thì Huấn Cao vẫn bình thản ngồi cho chữ viên quản ngục.

Nguyễn Tuân đã xây dựng từng câu chữ trong truyện Chữ người tử tù để làm nền cho đằng sau một tội nhân vẫn có những vẻ đẹp bừng sáng. Với Huấn Cao, điểm sáng nhất đó chính là sự thiên lương của con người. Nghe có vẻ trái ngược và không hợp lí nhưng nó lại có thể xảy ra. Bởi người đọc hoàn toàn bị thu hút khi Huấn Cao trân trọng cái đẹp, trân trọng người hiểu cái đẹp – viên quản ngục và dám cho ông những con chữ chỉ những người quý ông mới tặng. Vậy nên hành động cho chữ viên quản ngục là trao đi sự tri ân, một món quà của một tấm lòng với một tấm lòng, của một thiên lương với một thiên lương.

Thiên lương – sợi chỉ kết nối những con người tri kỉ đồng yêu cái đẹp

Với hình tượng viên quản ngục thì đáng lẽ phải căm ghét Huấn Cao và là một kiểu người “đen đục” tiêu biểu cho những người ở chốn lao tù nhưng không Nguyễn Tuân lại xây dựng một nhân vật biết trọng con người, không vì tội lỗi mà đánh giá về tài năng. Vậy nên viên quản ngục hiện lên trên trang viết với vẻ đẹp của một tấm lòng và tâm hồn đẹp. Điều này càng làm mình thêm tin tưởng rằng: trong một xã hội tàn nhẫn, đầy rẫy những lừa lọc thì vẫn con những con người khao khát hướng thiện và biết nâng niu cái đẹp. Và chỉ cần có những con người này tồn tại thì cái đẹp sẽ hóa bất tử, sẽ là ngọn đèn chỉ lối cho con người tới bến bờ Chân – Thiện – Mĩ.

Nghệ thuật kết nối những tấm lòng

Với hai con người thấu hiểu nhau đến như vậy thì cuộc gặp gỡ giũa họ càng khiến độc giả thêm phần háo hức. Liệu Huấn Cao có cho chữ viên quản ngục hay không?

Theo mình thấy chính cuộc gặp gỡ ấy lại khiến mình cảm thấy sự đảo lộn bất ngờ giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Ở bình diện xã hội họ là đối địch còn ở phương diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ. Trên cánh đồng nghệ thuật, Huấn Cao ở bề trên là người tạo ra cái đẹp, sản sinh ra nghệ thuật. Còn viên quản ngục là một tín đồ cực chân thành của nghệ thuật và thuộc bề dưới.

Nguyễn Tuân đã thấu hiểu lòng ham mê cái đẹp của viên quản ngục và trân trọng con người này nên đã cho ông nhận được con chữ quý báu của Huấn Cao trong cảnh cho chữ. Xưa nay ta chỉ thấy cái đẹp ở những không gian trong sáng, tươi đẹp nay ta thấy cái đẹp ở cả những nơi đầy đen đục như nhà giam.

Cảnh cho chữ là cảnh “xưa nay chưa từng có”, nó tạo ra sự đả lộn vị thế, quyền hành, chức quyền, chức phận giữa hai nhân vật. Huấn Cao và viên quản ngục không chấp nhận sống và hành động theo trật tự tự do xã hội sắp đặt mà họ hành động theo ánh sáng của nghệ thuật dẫn lối, do cái đẹp, cái thiện quy định. Có thể thấy sợi dây ràng buộc ta từ xưa đến nay và ngày sau nữa thì cũng vẫn là lòng ham say cái đẹp , những giá trị tích cực vô hình chứ không đến bởi những thứ tầm thường, vật chất.

Một ngòi bút tôn vinh đến tận cùng cái đẹp. Đó là cái đẹp của tài năng, cái đẹp của nhân cách, cái đẹp của nghệ thuật và các giá trị cổ truyền. Bằng việc cho cái đẹp xuất hiện trong thực tại nghiệt ngã, giữa nơi cái ác ngự trị như ngục từ Nguyễn Tuân khẳng định cái đẹp bất tử, nó nảy sinh ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ người nào chỉ cần có những tấm lòng biết yêu cái đẹp. Cảnh cho chữ chính là minh chứng cho sự nổi loạn của cái đẹp, của phương diện thẩm mĩ. Thậm chí chỉ cần nuôi dưỡng cái đẹp thì nó sẽ có sức mạnh cảm hóa con người, đánh thức thiên lương, kết nối tâm hồn người sáng tạo và người thưởng thức.

Văn Nguyễn Tuân bao giờ cũng thế…

Nếu tìm hiểu và thưởng thức nhiều các tác phẩm nghệ thuật của ông thì ta đều cảm nhận được sự hiển diện của cái đẹp, dù có những tác phẩm cái đẹp vô cùng mong mang và khó phát hiện. Điều này khiến mình hiểu được rằng: cái đẹp có ở mọi nơi và là thứ có thể cứu lấy con người.

Con chữ của Nguyễn Tuân luôn khiến mình có cảm giác bất ngờ và xa lạ vì lục tìm trong từng trang văn có những sự sáng tạo trên con chữ mình còn không ngờ đến. Cái này mỗi người đọc sẽ cảm nhận và nhận thức được những nét tinh tế và cá tính riêng của tác giả.

Leave a Reply

error: Content is protected !!