Cuộc Đời Một Kẻ Ngốc – Áng Văn Thấm Đẫm Nỗi Lòng Của Người Nghệ Sĩ

Cuộc Đời Một Kẻ Ngốc – Áng Văn Thấm Đẫm Nỗi Lòng Của Người Nghệ Sĩ

Cuộc đời một kẻ ngốc là tập truyện ngắn tổng hợp các sáng tác nổi tiếng của Akutagawa Ryunosuke. Các truyện ngắn này được sắp xếp theo trình tự thời gian từ lúc Akutagawa mới cầm bút cho đến lúc thành danh. Từ đó giúp cho độc giả có thể hiểu được từ chuyển biến trong tư tưởng văn chương qua các thời kỳ của ông.

Quan niệm nghệ thuật là cái đẹp

Akutagawa Ryunosuke được xem là một trong những tác giả thành danh sớm nhất trên văn đàn xứ sở hoa anh đào. Ông được biết đến là một trong những cây bút tiềm năng thành danh khi chưa đến 30 tuổi. Akutagawa được công nhận là một trong ba trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại cùng với Natsume Soseki và Ogai Mori. Khác với các nhà văn cùng thời tập trung vào sáng tác tiểu thuyết, sở trường của Akutagawa là truyện ngắn. Tuy sự nghiệp cầm bút sáng của ông vô cùng ngắn ngủi  nhưng ông đã khiến biết bao độc giả và xúc động bởi lối viết vô cùng đặc biệt của mình.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fcuoc-doi-mot-ke-ngoc-p14714206.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fcuoc-doi-mot-ke-ngoc.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Tuyển tập truyện ngắn Cuộc đời một kẻ ngốc bao gồm chín tác phẩm. Tuy đây không phải là toàn bộ sự nghiệp của Akutagawa nhưng là những tác phẩm tiêu biểu nhất cho văn nghiệp của ông. Xuyên suốt tuyển tập là quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật mà ông theo đuổi. Điển hình cho quan niệm đó là truyện ngắn Địa ngục trong tuyển tập này.

Truyện ngắn Địa ngục xoay quanh người họa sĩ Yoshihide bị mọi người trong làng xem là một kẻ kỳ quặc. Mọi người xem Yoshihide kỳ quặc cũng bởi ông luôn hết lòng trong việc vẽ tranh, có thể vì để có được cảm xúc để vẽ một bức tranh tuyệt tác mà sà vào xác chết bên đường để cảm nhận nỗi đau khổ cách biệt âm dương. Khi không còn cảm hứng để vẽ tranh thậm chí Yoshihide đã rơi nước mắt vì cảm thấy bất lực khi không đạt đến nghệ thuật tối cao. 

Rồi đỉnh điểm là một ngày nọ, có một tên đệ tử không rõ làm gì mà lại đi ra vườn, vừa lúc thấy thầy hắn đang đứng nhìn trân trối bầu trời mùa xuân với đôi mắt đầy nước. […] vì không vẽ nổi một bức bình phong.

Đối với ông nghệ thuật hội họa là tất cả, chỉ có thể vẽ nên bức tranh rung động lòng người khi tự tâm cảm nhận được nỗi đau mà thôi. Nghệ thuật trước hết là cái đẹp, là cái khiến cho người nghệ sĩ theo đuổi cả đời. Cái đẹp ấy lắm khi người đời không thể hiểu nổi. Cũng vì thế mà người nghệ sĩ đôi lúc bị xem là kẻ dị thường. Có thể nói việc xây dựng nhân vật hoạ sĩ Yoshihide một lòng theo đuổi nghệ thuật đích thực đã phảng phất bóng hình của chính tác giả Akutagawa.

Sự trăn trở trong buổi giao thời

Ở tuyển tập truyện ngắn Cuộc đời một kẻ ngốc của Akutagawa Ryunosuke không chỉ ngợi ca cái đẹp của người nghệ sĩ mà còn mang sự trăn trở về thời cuộc. Đó là cái trăn trở của tác giả về một nước Nhật Bản đầy biến động khi tầng lớp tư bản lớn mạnh, những cuộc chiến tranh vô nghĩa. Cái mối trăn trở ấy được tô đậm, khắc sâu trong tác phẩm Kappa của tập truyện này.

Tác phẩm Kappa lấy ý tưởng về loài thủy sinh kappa trong truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản. Tác phẩm xoay quanh chàng thiếu niên vô danh trong một lần đi suối vô tình lạc vào thế giới của loài thủy sinh kappa. Ở thế giới của kappa, chàng trai đã được cứu sống và được đối xử một cách nồng hậu. Cũng từ đó mà anh nhận những mặt trái của thế giới loài người mà trước kia anh đã sống.

Trong câu chuyện của loài người các ông thì quân cảm tử là người giết nhau để giành lấy một tuyến đường sắt phải không? Tôi nghĩ nếu so với quân cảm tử đó thì quân cảm tử của chúng tôi có ý nghĩa hơn nhiều.

Ở thế giới của kappa những đứa trẻ được lựa chọn có ra đời hay không, họ cảm thấy gây chiến để đổi lấy vài tất đường sắt là vô nghĩa. Kappa khuyến khích người giàu kết hôn cùng với người nghèo vì điều đó sẽ khiến cho xã hội công bằng hơn. Trong đôi mắt của họ thì việc phái nữ chủ động theo đuổi bạn trai là điều bình thường mà không phải chịu áp lực dư luận như thế giới loài người trong xã hội Nhật Bản ở thế kỷ 20. 

Tại sao cậu lại phản đối hệ thống xã hội hiện đại?

Bởi tôi nhìn ra cái xấu sản sinh ra từ chủ nghĩa tư bản.

Cái xấu? Tôi còn không nghĩ cậu có khả năng phân biệt được tốt xấu đấy. Thế cuộc sống của cậu ra sao?

Akutagawa đã xây dựng thế giới của loài thủy sinh kappa hoàn toàn trái ngược với thế giới của con người. Ông xây dựng sự tương phản đó để thể hiện những khiếm khuyết của xã hội Nhật Bản trong buổi giao thời. Ông hoảng sợ trước sự phát triển chóng mặt của chủ nghĩa tư bản ngày càng xem trọng giá trị vật chất hơn nghệ thuật, giá trị tinh thần.

Thiên tài và kẻ ngốc

Dẫu Akutagawa Ryunosuke được xem là thiên tài khi thành danh khi chưa đến ba mươi tuổi nhưng cuộc đời của ông lại gặp phải không ít chỉ trích. Những tư tưởng văn chương của ông lại không được công chúng thấu hiểu. Một số người đã chế giễu, xem Akutagawa như một kẻ ngốc, dị thường có tư tưởng không những ai cả.

Vì thế nên văn chương của ông không chỉ xót thương cho những số phận bi kịch mà còn là sự xót thương cho chính ông. Những tác phẩm cuối đời của ông đã thể hiện rõ tư tưởng ấy. Nổi bật nhất chính là truyện ngắn cùng tên với tuyển tập này là Cuộc đời một kẻ ngốc.

Chàng lướt qua cuộc đời mình, thấy bản thân chẳng đặc biệt thèm muốn điều gì. Nhưng chỉ cần một tia pháo hoa sắc tím…một tia pháo hoa vụt tắt qua không trung đã đủ cứu vớt tính mạng này.

Truyện ngắn tựa như những dòng nhật ký ghi lại cảm xúc cuối đời của ông. Tác phẩm thể hiện nỗi đau của một người có tư tưởng lớn nhưng sống trong một xã hội không ai hiểu mình. Con người có hoài bão lớn ấy đành phải sống trong sự gièm pha và chế giễu của đám đông dư luận. 

Tư tưởng của thiên tài là tư tưởng đi trước thời đại, cũng vì vậy mà đó là thứ không dễ dàng được chấp nhận. Akutagawa chìm sâu trong thứ bi kịch của một cuộc đời cô tịch, đơn độc và khổ đau. Ông có tư tưởng lớn nhưng không được chấp nhận, sống một đời trăn trở của một thiên tài bị xem như kẻ ngốc không giống ai cả. Đó cũng là bi kịch chung của người cầm bút chân chính trong buổi giao thời của văn đàn Nhật Bản lúc bấy giờ.

Mỗi tác phẩm trong tuyển tập Cuộc đời một kẻ ngốc của Akutagawa Ryunosuke tuy mang nội hàm khác nhau nhưng đều bao trùm lên đó là sự trân quý, đề cao cái đẹp. Ở mỗi sáng tác tuy không có dung lượng quá dài nhưng đều ẩn chứa tư tưởng của tác giả về những khía cạnh khác nhau của nội tâm con người. Cũng vì tài năng ấy mà Akutagawa được gọi với cái tên “cha đẻ của truyện ngắn hiện đại Nhật Bản”.

Leave a Reply

error: Content is protected !!