Đại học không lạc hướng – kim chỉ nam giành cho bạn trẻ

Đại học không lạc hướng – kim chỉ nam giành cho bạn trẻ

Khi viết cuốn sách này, rất nhiều nỗi nghi hoặc và băn khoăn trong cuộc sống sinh viên lại ập về tâm trí tôi. Tôi chợt nghĩ nếu thời đại học năm xưa mình đọc được cuốn sách này. Thì liệu có bớt đi rất nhiều nỗi hoang mang không?… Có bớt đi rất nhiều đường vòng không? – Đại học không lạc hướng

Đây là những dòng tâm sự chân thành của tác giả Lý Thượng Long, được trích từ lời mở đầu của cuốn sách. Cùng với các tác phẩm thành công khác như “Vươn lên hoặc bị đánh bại” hay “Không nỗ lực đừng tham vọng”. Đại học không lạc hướng như một cuốn cẩm nang về cuộc sống đại học, giúp bạn định hướng tương lai và nỗ lực phấn đấu cho hiện tại.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fdai-hoc-khong-lac-huong-p11856440.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fdai-hoc-khong-lac-huong-kim-chi-nam-danh-cho-ban-tre.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Cuốn sách được chia thành 5 phần. Mỗi phần trả lời một câu hỏi.

  1. Nếu ngày mai là ngày cuối cùng trong đời, bạn có hối hận không?
  2. Bằng cấp, chứng chỉ có được sau những năm đại học có công dụng gì?
  3. Có nên tham gia hội sinh viên và câu lạc bộ?
  4. Học trường bình thường, làm sao để có cuộc đời tốt nhất?
  5. Trong những năm đại học có đi làm thêm không?
  6. Nên tiếp xúc với tình yêu như thế nào?

Bạn nỗ lực đến đâu trong tuổi trẻ của mình?

Tuổi trẻ của chúng ta vẫn thường gắn với những cụm từ: ước mơ, nỗ lực, phấn đấu. Những gì bạn học và khám phá được trong những ngày xanh ấy sẽ là bước đệm cho tương lai. Chúng ta đều chỉ là những cá thể bé nhỏ trong vũ trụ bao la này. Nhưng chúng ta lại khao khát sự nổi bật và mong muốn được thế giới công nhận.

Thực ra, thế giới căn bản không quan tâm bạn nỗ lực như thế nào mà chỉ quan tâm đến kết quả của bạn. Khi bạn thành công và trở nên rực rỡ. Tự khắc những năm tháng chịu đựng đau khổ năm xưa sẽ trở thành một hành trình đầy hào quang. Ngược lại, nếu bạn mãi mãi bé nhỏ thì sẽ chẳng có ai đau xót cho bạn.

Vâng. Có lẽ chúng ta đang thắc mắc tại sao thế giới này lại tàn khốc đến vậy? Tàn khốc ấy mới chính là cuộc sống.

Chỉ có chịu được cô đơn,  luôn luôn phản tỉnh bản thân,  tiến bộ mỗi ngày thì mới có thể hưởng thụ vinh hoa

Công dụng của bằng cấp trong cuộc đời

Ở đất nước nào cũng vậy, Trung Quốc hay Việt Nam cũng đều có các bạn trẻ đặt câu hỏi như thế. Bằng cấp là yêu cầu cơ bản nhất trong bất cứ một nghề nghiệp chuyên nghiệp nào. Cứ nhìn vào yêu cầu tuyển dụng là biết. Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đều đòi hỏi bằng cấp như một điều kiện cơ bản.

Nếu bạn có năng lực, bạn thấy bất công khi nhà tuyển dụng không xem xét điều đó? Tác giả Lý Thượng Long đã có phần trình bày vô cùng thuyết phục về điều này. Bởi vì những bằng cấp, chứng chỉ đó sẽ nói lên năng lực và giá trị của bạn. Bạn có thể không cần chúng trừ khi bạn có một năng lực tỏa sáng vượt trội có thể thay thế hoàn toàn. Nhưng nhà tuyển dụng, họ có thời gian tìm hiểu một người như vậy không?

Người bình thường trưởng thành một cách ngoạn mục thế nào?

Trưởng thành là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nó có thể có thất bại, có tổn thương,  cũng có thể là thành công, xuất chúng,… Bạn có thể học tại một trường đại học hạng hai nhưng tuyệt đối không làm người hạng hai. Trường đại học khác với cấp ba và các cấp học khác ở cách giáo dục. Môi trường đại học yêu cầu rất cao tính tự học và sắp xếp thời gian. Chỉ cần bạn kiên trì nhẫn nại, chịu khó học hỏi thì chắc chắn bạn sẽ trở nên giỏi giang.

Dù là người mới cũng có thể thần tốc tiến lên. Hay người bình thường cũng có thể để lại một vài thành tựu.

Cao thủ là người biết tận dụng thời gian trống chứ không để chúng chiếm lĩnh mình.

Đừng kiếm tiền vào thời điểm cần tập trung vào việc học nhất

Ngày nay, có rất nhiều sinh viên lựa chọn vừa đi học vừa đi làm thêm. Cũng dễ hiểu thôi. Họ là những chú chim non mới được thả ra khung trời tự do. Họ khao khát sống một cuộc đời riêng, không còn phụ thuộc vào cha mẹ. Và điều đầu tiên là sự độc lập về kinh tế.

Tuy nhiên, điều đáng cân nhắc là ta có thể cân bằng hai khoảng thời gian này hay không? Không ít bạn sa vào đi làm mà thành tích học tập không tốt. Kiến thức chuyên môn lại không vững. Và chính ước mơ mà bạn theo đuổi những ngày mới vào đại học đã bị chính bạn thẳng tay đè xuống. Như vậy, liệu có đáng không?

Đi làm thêm gánh vác một phần kinh tế gia đình không có gì sai. Nhưng đi học đại học thì bản chất vẫn là đi học. Chỉ khi bạn nỗ lực hết sức trong những năm tháng đại học. Năm tháng sau này của bạn mới bớt khổ cực.

Tình yêu khiến cả hai cùng trở nên ưu tú mới là tình yêu đích thực

Có lẽ, được yêu đương trong những năm tháng thanh xuân thơ mộng là một trong những điều đẹp đẽ nhất. Với sinh viên, đây chẳng phải là kí ức đẹp đẽ nhất sao?

Bắt đầu đến với một người khi anh ta đã có mọi thứ chưa chắc đã an toàn hơn khi anh ta chưa có gì trong tay.

Trong độ tuổi vị thành niên,  con gái luôn già dặn và chín chắn hơn con trai cùng tuổi. Chính vì vậy nên con trai phải trưởng thành nhanh hơn. Người con trai cần biết nỗ lực phấn đấu, chăm chỉ cố gắng. Cho người con gái nhìn thấy ánh sáng, nhìn thấy hy vọng. Còn con gái cũng phải biết tự lực vươn lên, tự đem lại cảm giác an toàn cho chính mình.

Lời từ tác giả cuốn sách Đại học không lạc hướng

“Hy vọng bạn thích cuốn sách này,  cũng hy vọng cuốn sách này là hành trang có thể giúp các bạn trong những năm đại học. Thấy chữ như thấy người, mong rằng tuổi trẻ của các bạn có tôi bầu bạn, không bao giờ cô độc.” – Đại học không lạc hướng

Leave a Reply

error: Content is protected !!