Hạnh Phúc Tại Tâm – Liều Thuốc Chữa Lành Tinh Thần

Hạnh Phúc Tại Tâm – Liều Thuốc Chữa Lành Tinh Thần

Bạn nghĩ gì về hạnh phúc? Hạnh phúc là một từ ngữ mang khái niệm trừu tượng, tùy theo nhận thức về sự vật của mỗi người. Có thể bạn muốn mình giàu có, có gia đình nhỏ, hoặc đơn thuần là muốn được sống, được tận hưởng tự do hoà nhịp vào dòng chảy tâm hồn. Chính vì thế nên nhà hiền triết Osho mới cho cuốn sách mang tên Hạnh phúc tại tâm ra đời – nhằm để cho con người tự ý thức về tiếng nói lắng sâu trong tim mình.

[button-red url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fhanh-phuc-tai-tam-the-happiness-that-comes-from-within-tai-ban.html” target=”_blank” position=”center”]MUA SÁCH TRÊN FAHASA [/button-red]

Mở đầu cuốn sách Hạnh phúc tại tâm

Cuốn sách Hạnh phúc tại tâm đều viết ra những triết lý đơn giản của cuộc sống, song nó mang lại ý nghĩa muôn màu cho người đọc về cách sống chậm lại. Nó làm cho mỗi người phải suy nghĩ kỹ xem mình đã bỏ lỡ điều gì và mình sống như thế nào. Cuốn sách nêu rõ rất nhiều vấn đề chủ yếu là về tâm lý người, kể thêm là các vấn đề quy mô hơn thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá. Nội dung chính của sách là phân tích đa chiều về hai chữ “hạnh phúc”. Hạnh phúc chỉ đơn thuần là một từ trạng thái cảm xúc, vậy mà sao Osho có thể viết ra thành một cuốn sách để nói tổng quát và cụ thể về nó?

Hạnh phúc là một trạng thể vô hình đi sâu vào hệ thống cảm xúc của từng người. Nó giống như một bí ẩn hàng trăm năm còn đang tiến trình khám phá ra câu trả lời xác đáng về sự tồn tại đang có. Nó vẫn luôn tồn tại ở mỗi cá nhân thực thể, dù là vào thời điểm quá khứ, tương lai, hoặc ngay chính thời điểm hiện tại, thế nên mới có câu hỏi “Bạn có đang hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình không?”

Bạn có đang hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình không? Đây là câu hỏi chắc chắn Osho sẽ dùng để nhìn thẳng vào nội tâm bạn. Và 99% người được hỏi đều trả lời ngược lại với câu khẳng định trên. Điều đầu tiên ông nhấn mạnh rằng, bất cứ ai than phiền và đau khổ vì không hài lòng với cái mình đang có, thì đó là một chuyện hết sức bình thường. Vì con người tôn sùng nó như một vị thánh, như một liều thuốc để cứu chữa căn bệnh mình mắc phải. Nhưng họ đâu hề biết rằng nếu cứ tiếp tục bán sức lực và hy vọng để dấn mình vào nỗi đau đó, họ chẳng thể hạnh phúc được ngay cả họ đạt được mục tiêu. Bởi họ chưa biết hạnh phúc thực sự là gì, họ chỉ biết mưu sống để tồn tại mà bỏ quên những cốt lõi cơ bản nhất của cuộc sống.

Đúng vậy, con người vốn dĩ là loài mưu sinh. Họ có thể đánh đổi tiền bạc và thời gian để mua thuốc chữa bệnh, nhưng họ không dành chút ít giây phút và không gian nào để tìm cách chữa lành tâm hồn bằng sự nỗ lực đầy kiên trì. Osho biện luận vấn đề trên qua góc nhìn về lăng kính sự trống rỗng và đủ đầy của mỗi cá nhân.

Theo tôi nghĩ, họ đã có đủ đầy của cải nhưng họ không hạnh phúc, là bởi vì họ cống hiến cả cuộc đời hết mình chỉ để hưởng thụ với khối tài sản kếch xù. Suy nghĩ này đã dẫn đến một luồng nhận xét phản ánh đúng tư tưởng của Osho: người ta đầu tư vào của cải hơn bởi tình thương của họ dành cho người xung quanh đều trống rỗng. Họ lấp đầy tiền bạc, nhà cửa, xe cộ vào trái tim. Họ cứ mặc định rằng có tiền thì có tất cả, có xe cộ thì thoải mái rong ruổi bốn phương.

Nhưng mà suy cho cùng, những thứ họ có không thể đem lại giá trị tinh thần lâu dài. Và khi thứ họ đang có không còn giá trị sử dụng, họ bắt đầu tìm kiếm những thứ mới. Từ đó sự đau khổ làm nền móng cho vòng đời luẩn quẩn này.

Hạnh phúc tại tâm – Cận cảnh gốc rễ nguồn cội đau khổ

Từ đâu gây nên nỗi bất hạnh?

“Bất hạnh” và “Hạnh phúc” là hai trong những từ ngữ đa chiều nhất từ trước tới nay đã tốn bao giấy mực để thảo luận và thuyết trình về nó. Có rất nhiều lý do đơn giản để biết được người ấy hạnh phúc hay bất hạnh, đều phải trải qua một quá trình dài tiếp xúc tới những vùng văn hoá đa dạng với những người khác nhau. Từ trải nghiệm đáng nhớ, Osho đã nhận ra một trong những nguyên nhân căn bản tạo ra hai thái cực trên. Đó là vì có một cụm từ mang tên “quyền mưu cầu hạnh phúc” được sinh ra trong kho từ điển đời sống.

Cuốn sách Hạnh phúc tại tâm đã mạch lạc nêu thẳng thắn một vấn đề trong Hiến pháp Mỹ hồi năm 1776. Osho vốn là một người an nhiên tự tại, nên dù cho ông có thể không rành về góc chính trị, nhưng ông đã thấy được phần nào phản ánh chân thực góc nhìn về quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Mưu cầu đồng nghĩa với việc phải cố gắng dốc lực để đạt được nó, dù cho nó đang ở ngay trước mắt – Osho muốn nhấn mạnh rằng hạnh phúc ở gần đây chứ không đâu xa. Bởi mưu cầu giống như đuổi theo một ngôi sao cách mặt đất nghìn tỉ khối kilomet, vậy mà con người đánh đồng khoảng cách giữa nỗ lực và trái tim để đến gần hạnh phúc hơn.

Có rất nhiều câu chuyện thực tế được lồng vào để chứng minh rằng hạnh phúc không hề nằm trong vật chất cao sang. Ngay cả Đức Phật từng bỏ vợ con và vương quốc của mình cũng mất đến sáu năm, ông ấy mới hoàn toàn tự do. Chúng ta không cần phải đọc thêm nhiều tình huống trong đó nữa, bởi chúng ta đã thấy nó ngay từ khi đi học, đi làm.

Đọc lại từng chi tiết một về đời sống, chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về nhịp sống hối hả, vồn vã. Vợ chồng gồng gánh nhau kiếm tiền để trang trải đời sống gia đình, giáo viên hấp tấp sắp xếp giáo án và giảng bài theo lối thụ động làm học sinh ngái ngủ, sinh viên ra trường chật vật tìm việc làm… Điểm chung giữa những người này là họ theo đuổi một cuộc sống chu toàn. Điều cốt yếu của nó là liệu cuộc sống ấy kéo dài bao lâu khi họ không mảy may dành thời gian nuôi dưỡng sự an lạc trong tâm? Họ phải kiếm tiền vì họ chưa biết xoay sở tình hình theo chiều hướng tích cực. Và dĩ nhiên, họ vẫn đau khổ. Bởi một khi lao đầu kiếm sống chỉ nhằm có cái ăn, nghĩa rằng họ hướng về quyền lợi của chính mình nhiều hơn.

Quyền lợi, danh vọng, tiền bạc, địa vị có thể là màn hào quang nhưng cũng trói buộc bịt miệng tiếng nói riêng của mỗi người, dần dần cảm thấy lạc lối. Osho gián tiếp phê phán kích liệt sự sai lầm trong cách vận hành của xã hội thời nay, làm cho con người trở nên lệ thuộc và không tự tìm được tự do.

Bất hạnh hay hạnh phúc đều không phải là giá trị cốt lõi vĩnh hằng, song yếu tố tự do toàn phần đóng góp rất quan trọng tới chất lượng cuộc sống của loài người. Tự do có nghĩa là không bị lệ thuộc vào bất cứ nhân tố cả bên ngoài lẫn bên trong, làm chủ bản thân như làm chủ con đường mình đang lái xe vậy. Con người vốn theo chỉ tiêu “xã hội dân chủ văn minh thì gia đình đầm ấm”, nhưng chưa một ai thực sự tự tạo ra hạnh phúc cho riêng mình bất chấp nhân tố tác động đến đối tượng quy mô hơn. Thế nên, để thực sự tự do, chính bản thân mình phải hiểu được ý nghĩa của nó và hoà mình vào nó.

Hạnh phúc tại tâm – Chiếc nôi đung đưa làn gió tự do tươi mát lòng người

Hạnh phúc chỉ là một trạng thái cảm xúc tạm thời. Trạng thái vĩnh hằng nhất chính là tự do. Tự do ở đây không phải là trở thành kẻ tội phạm hoặc một người làm gương cho người khác. Tự do này có nghĩa là để chính mình tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên, ở trong thế giới do mình tạo ra. Một thế giới mới, không giống như thế giới ba chiều hoặc hành tinh thực thể khác, mà chỉ đơn giản là một vùng đất được xây đắp bởi niềm vui an lạc.

Tại sao Osho nhấn mạnh hai chữ “tự do”? Bởi nó liên hệ mật thiết với sự sáng tạo. Sáng tạo bắt nguồn từ niềm đam mê dành cho công việc mình yêu thích, ví dụ như vẻ đẹp ngôn từ qua niềm say mê viết văn. Đó không hề là một cái gì tội lỗi hoặc vi phạm chuẩn mực xã hội, đó là một món quà trời phú được Trời ban tặng. Nó là một nét vẽ nhỏ từ cây bút thuần thục mà mình làm nên sự đột phá của tất cả mọi sự sống trong bức tranh mình vẽ ra, hình thành nét khác biệt của mỗi cá tính. Tự do khơi nguồn cảm hứng sâu sắc tới trí tuệ và tâm hồn, sưởi ấm những vết nứt tổn thương từ lâu gặm nhấm tâm trí ta thành những vườn cây chồi non tươi thắm.

Không những thế, tự do còn đem lại suối nguồn tươi trẻ giải thoát khỏi sự áp bức vô hình từ xã hội. Xã hội, như Osho nói, bản chất của nó là bắt người dân phải trở thành một người khác, làm anh hùng hay vị thánh cũng được, nhưng người dân không được là chính họ. Cái sai lầm của xã hội là luôn bắt mình phải là cái trở thành chứ không phải là cái mình thực sự thuộc về.

Chi tiết dẫn chứng được dẫn dắt cụ thể như: người hoạ sỹ thực sự không phải là người giỏi kỹ thuật vẽ vì luôn muốn đạt giải Nhất. Mà người ấy thả hồn mình trong thế giới mỹ thuật, cảm nhận từng điệu tay cầm bút như thể gợn chạm bước vào một thế giới sống động, huyền ảo. Người cảm thấy mình tự do giữa thế giới hội hoạ bao la, và sự tĩnh tâm vẫn cứ nhẹ nhàng nâng mình lên. Đây là ý nghĩa của tự do. Ý nghĩa ấy không chỉ dừng lại ở điểm sống an yên trong một thế giới giông bão, mà còn lan toả rộng hơn thế. Tự do là tất cả những gì chúng ta có, là bầu không khí chúng ta hít thở, là tiếng nói trong trái tim.

Có rất nhiều điều chúng ta thích làm để tạo niềm vui sướng. Bởi tự do luôn đi cùng với sự hoang dã của tự nhiên, cởi bỏ mọi rào cản cảm xúc và ý thức mà vốn dĩ bị xã hội kìm nén. Tôi sẽ không đề cao nhiều về sự tự do với các bạn nữa, bởi nó là một cơn gió của sự sống, không có sự liên kết với danh vọng quyền lực hay bất kỳ thứ gì trong thế giới ba chiều. Gió vẫn chỉ là cơn gió. Tự do vẫn chỉ là tự do. Hãy tận hưởng cuộc sống này thật nhẹ nhàng và trọn vẹn, như thể muốn được sống một lần nữa.

Không gì sung sướng bằng sự tự do, còn tuyệt vời hơn khi nó là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho niềm vui bình dị đời thường. Chúng ta cười rộn ràng khi vừa tận hưởng xem một bộ phim hài, hoặc nhảy hoà nhịp với giai điệu của những bản nhạc pop. Khung cảnh hùng vĩ như đang mở ra trước cửa sổ tâm hồn, với đôi tai lắng nghe tiếng chim sẻ ríu rít trên vành toà nhà, cùng với đôi chân nhỏ xíu của đôi bồ câu bước xuống mặt đường. Tự do vẽ ra một bức tranh an lạc chạm tới đến đỉnh cao của sự hoàn mỹ – một kết tinh của sự vĩnh hằng cộng với sự xoay chuyển của quả địa cầu nơi chốn thần tiên.

Tự do là vô biên. Một thứ vô hình nhưng có thể cảm nhận sâu sắc từ tận đáy lòng. Khi chúng ta hít thở trong nó, chúng ta cảm thấy mình quá đủ đầy. Và nó đẩy lùi mọi bóng đêm quá khứ đang chế ngự ta.

Chính vì cảm giác đủ đầy căng tràn con tim rực lửa, nên mỗi khi đọc lại cuốn sách này, độc giả sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên tròn trịa toàn phần. Đọc từng trang nào cũng rất hợp lý hợp tình, lời văn chân chất mộc mạc nhưng đầy triết lý ẩn sâu. Hạnh phúc tại tâm luôn làm cho người đọc phải thức tỉnh nhìn lại cái gì đang kiểm soát mình. Để rồi mình tận dụng sức mạnh mình có để chống lại tác động của nó, như chống virus.

Song cuốn sách phần nào đã làm các quan chức chính trị bảo thủ tức giận vì sự khác biệt quá đột biến của Osho, nên năm 1991, ông bị kẻ cực đoan nào đó dùng dao đâm dẫn đến tử vong. Dẫu vậy, sức hút từ trang văn biện luận tâm lý đã giúp tâm trí con người như được gỡ bỏ đám mây mù ra khỏi đầu. Osho đã qua đời, nhưng tiếng nói thanh thản tại tâm của ông vẫn còn mãi vang dội khắp nền tâm lý học trên toàn thế giới.

[su_button url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fhanh-phuc-tai-tam-tai-ban-2019-p44172741.html” target=”blank” style=”flat” background=”#ef2d30″ size=”6″ rel=”nofollow”]MUA SÁCH TRÊN TIKI[/su_button]

Có thể nói, Hạnh phúc tại tâm là một trong rất ít những cuốn sách tuyệt vời thể hiện góc nhìn đa chiều, chân thực về hai thái cực tâm lý trong đời sống. Giọng văn không quá nặng ý nghĩa ngôn ngữ triết học, mà đậm chất hài hước, dí dỏm nhưng đầy suy ngẫm. Chỉ cần vài chân lý đơn giản thôi cũng đã tổng quát logic về vấn đề chính. Osho cũng khéo léo trong khâu xây dựng tình huống truyện độc đáo, với những câu chuyện lịch sử đáng nhớ mang lại bài học có một không hai cho người đọc. Cuốn sách Hạnh phúc tại tâm đã là liệu pháp tinh thần trị liệu cao quý cho những người đang mắc kẹt trong chính mình, từ đó giúp họ tự nhận biết mình cần làm gì.

Osho không phải là nhà tiên tri hay đấng cứu thế, mà ông chỉ là một người an yên tự tại. Ông đã truyền cảm hứng cho toàn thể người dân toàn cầu về ý niệm hạnh phúc. Hạnh phúc không bao giờ ở xa bất kỳ ai, mà hạnh phúc luôn ở gần chúng ta. Và đó mãi mãi là chân lý bất hủ không thể đổi thay.

Bài Review được đóng góp bởi Cộng tác viên Amy Bùi

Leave a Reply

error: Content is protected !!