Nhân Đọc “Hiệp Khách Hành”, Tản Mạn Chuyện Đọc Kiếm Hiệp Kim Dung Bằng Một Tâm Hồn Đầy Giải Trí

Nhân Đọc “Hiệp Khách Hành”, Tản Mạn Chuyện Đọc Kiếm Hiệp Kim Dung Bằng Một Tâm Hồn Đầy Giải Trí

Tớ gặp lại Kim Lão gia vào ngày Hà Nội trở lạnh, khi đột nhiên lẩn thẩn thế nào lại nhớ ra đã lâu rồi chưa có tý vitamin kiếm hiệp nào tưới mát cuộc đời. Vốn định đọc lại bộ ba Xạ Điêu Tam Khúc, hoặc Thiên Long Bát Bộ, hoặc siêu phẩm cuối cùng Lộc Đỉnh Ký, nhưng cuối cùng, chẳng hiểu sao tớ lại chọn Hiệp Khách Hành. Có lẽ vì đây là tác phẩm mà tớ chỉ mới được tiếp xúc với bản phim chuyển thể, hoặc có lẽ tại dung lượng bộ này không quá dài, không khiến tớ thấy nản.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fauthor%2Fkim-dung.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

Đối với tớ, một đứa không hẳn là mê dòng văn kiếm hiệp nhưng đã lớn lên cùng nó, những tác phẩm của Kim Dung chưa bao giờ mất đi giá trị của mình, mặc cho biết bao bộ phim chuyển thể dở ói cứ cố bóp cổ nó le lưỡi mỗi năm. So với một Cổ Long tân thời với những nhân vật phức tạp, ngầu lòi và đa chiều cùng những cốt truyện khá nặng chất trinh thám, phiêu lưu, những pho kiếm hiệp đồ sộ của Kim Dung mang vẻ gì đó cổ điển, xưa cũ. Nhưng ở Kim Dung có ba thứ khiến tớ yêu thích ông hơn Cổ Long, ấy là tính ổn định (Khi chất lượng những tác phẩm của ông đa số đều ở mức tốt đến rất tốt), sự cầu toàn (Ông mất đến mười năm để chỉnh sửa lại những tác phẩm của mình) và sự dễ tiếp cận.

Chẳng hiểu sao tớ có thể cảm thấy buồn ngủ và khó hiểu trước những câu văn của Tuyệt đại song kiêu, nhưng lại có thể thuộc hẳn một đoạn “Trương Vô Kỵ khiêu chiến võ lâm cứu Minh giáo” dù chỉ đọc một lần. (Nói thế không có nghĩa là tớ chê Cổ Long đâu nhé, xin đừng cảm thấy xúc phạm, chỉ là tớ và các tác phẩm của Cổ Long không hợp bát tự với nhau thôi).

Tớ đã luôn nghĩ như thế này, Kiếm Hiệp Kim Dung nếu chỉ đọc để giải trí thì sẽ thấy rất dễ đọc, dễ vào. Tình tiết của ông nhanh, câu văn gọn ghẽ, lời thoại không hoa văn lòng vòng chỉ trăng chỉ mây. Những chiêu thức võ công, sự vận động và thi triển nội lực trong những trang sách của Kim Dung được miêu tả vô cùng chân thật và sống động, như thể chúng hoàn toàn có thật và có thể được luyện ra bằng sức người. Và điều đặc biệt nhất, điều khiến cả một thế hệ say mê trong từng trang sách của Kim Dung, ấy là giang hồ bao la rộng lớn mà ông đã vẽ ra. Giang hồ ấy có đủ loại môn phái, đủ loại công phu, đủ mọi hạng người, và chất chứa bao nhiều câu chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai.

Không có nhân vật nào tự nhiên nhảy vào giang hồ của Kim Dung mà chẳng có một lời giới thiệu gốc gác, cũng chẳng có bộ bí kíp nào đùng cái hiện ra trước mặt nhân vật chính mà không nêu ra nổi nền tảng lý luận và thậm chí là triết lý hình thành. Mỗi chi tiết nhỏ đều được Kim Dung dụng tâm xây dựng, khiến giang hồ của ông không chỉ rộng lớn, mà còn mang cả chiều sâu. Cảm tưởng như những gì trong trang sách ấy, vài trăm năm trước, đã từng thật sự tồn tại trên đời này. Chưa cần nói đến bộ ba “Xạ Điêu tam khúc”, ngay cả những tác phẩm đơn lẻ không quá rõ bổi cảnh như “Tiếu ngạo giang hồ” hay “Hiệp khách hành” thôi cũng đã được xây dựng thế giới cực đỉnh rồi. Chuyển thể phim của Kim Dung cũng giống như mở ra một chiếc tủ lạnh đầy ắp, cái gì cũng có, cái gì cũng ngon lành. (Nhưng nếu biến tấu sai, thì trời cũng không độ nổi, tôi đang nói đến thím đấy! Thím Vu Ba Xu ạ!).

Trong đại gia đình đồ sộ của những tác phẩm cộp mác Kim Dung, Hiệp Khách Hành có một vị trí ở giưa giữa. Nói nó không nổi tiếng, người ta đã chuyển thể nó tận 5 lần (Lần gần nhất vào năm 2017), tiếng tăm hơn hẳn những bộ như Việt Nữ Kiếm hay Thư Kiếm Ân Cừu Lục. Nhưng bảo nó nổi tiếng, thì sự nổi tiếng ấy không so được với những tác phẩm cây đã cây đề đã thành một phần của văn hoá đại chúng như bộ ba Xạ điêu tam khúc, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh Ký, Thiên Long Bát bộ (Những bộ mà, điều quan trọng phải nói ba lần, cứ mỗi năm lại bị quay số chọn tên lôi lên chuyển thể một lần, lần sau tệ hơn lần trước). Kim Dung cũng sáng tác nó ở giai đoạn giữa của sự nghiệp, khi bút lực của ông còn sung mãn, và những triết lý sáng tác đã được hình thành vững chắc.

Chính vì vậy, Hiệp Khách Hành là một tác phẩm mang đẩy đủ những đặc trưng của cả Kim Dung giai đoạn đầu và Kim Dung của ngày sau. Nó vừa đậm màu sắc của chủ nghĩa anh hùng cổ điển, vừa mang theo những chiêm nghiệm sâu sắc về cái vô vi và bản chất con người, lại được khéo léo thêm một chút kỳ bí gần như là trinh thám rất hợp với thị hiếu hiện đại. Tất cả đã hoà trộn lại với nhau để tạo nên một tác phẩm mà chất lượng của nó chính là cái ghế! Vì nó chẳng phải bàn!

Nam chính Cẩu Tạp Chủng của “Hiệp khách hành” là một kiểu nam chính mang đậm dánh dấp của một anh hùng cổ điển, sở hữu những troope mà hiện nay đã phổ biến đến nỗi bị người ta đem ra mà troll nhau tối ngày. Quy trình của cậu cũng giống như những Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ,… nào là mồ côi cha mẹ, thân thế bí ẩn mơ hồ, sau đó kiểu gì cũng bị lừa (Dù là gái lừa hay người khác lừa thì cũng vẫn là lừa thôi), trong hoạ được phúc lại hack được món bí kíp võ công siêu phàm nào đó, unlock được chức nằng đỉnh cao thần sầu nào đó, hoặc được động vật vứt cho môn tuyệt học thất truyền nào đó, rồi vô tình lọt vào mắt xanh của mĩ nhân nào đó, vô tình tập tiếp theo trở thành minh chủ võ lâm, vân vân và mây mây. Tất nhiên, những motip này ngày nay có thể đã quá cũ, nhưng đặt nó vào những năm tác phẩm ra đời thì quả thật chính là hot trend một thời.

Hơn nữa, tuy đi đúng quy trình nhưng Cầu Tạp Chủng cũng mang trong mình những nét thú vị rất riêng. Cậu ta có sự ngây thơ chất phác và hồn hậu của Quách Tĩnh nhưng thông minh lanh lợi hơn Bắc Hiệp nhiều (Mà cái ngây thơ của cậu ta vốn chỉ do ít tiếp xúc với nhân gian, bị bully bởi bà mẹ từ nhỏ và không được dạy dỗ đàng hoàng). Cậu ta không quá đa đoan khôn khéo như Tây Cuồng Dương Quá, lại cũng chẳng nhu nhược ba phải như Trương Vô Kỵ. Cậu ta có tấm lòng hiệp nghĩa, có những quy chuẩn đạo đức cho riêng mình và có đủ khả năng cũng như sự kiên định để thực hiện những điều ấy (dù đôi khi nó có thể khiến người khác trở tay không kịp).

Cái hay của Hiệp Khách Hành nằm ở chỗ nhân vật chính có một quá trình phát triển hết sức rõ ràng và đáng để trông đợi. Câu ta giống như một tờ giấy trắng bị vứt vào giữa cả một bầy than đen với nào là người mẹ độc mồm độc miệng, nào là Tạ Yên Khách, Đinh Bất Tam Đinh Bất Tứ, rồi bang chúng Trường Lạc Bang.

Ta có thể thấy rõ ràng rằng số người (tạm coi là) tốt mà cậu ta gặp chỉ là con số lẻ nếu đem so với số ác nhân đầu gấu đầu mèo giết người như nghóe. Đã thế cậu ta còn bị bắt đổ võ cho tên bại hoại Thạch Trung Ngọc giống cậu y như đúc, gánh thay biết bao hậu quả và tiếng xấu do tên kia để lại. Người ta hồi hộp chờ xem cậu ta có bị những con người này tha hóa hay không? Có trở thành một kẻ ác vô tri hay đáng sợ hơn là một kẻ ác có chủ đích hay không? Nhưng từng trang rồi từng trang, Cẩu Tạp Chủng rõ ràng đã trưởng thành rất nhiều, cậu ta thu nạp thêm kiến thức giang hồ, hiểu biết hơn những quy tắc, và thậm chí đã biết dùng đến trò mưu mẹo, nhưng sâu trong bản chất, cậu vẫn là cậu bé ăn mày thiện lương mà Tạ Yên Khách và chúng ta gặp lần đầu ở Hầu Giám Tập. Cậu tin vào phần tốt đẹp trong mỗi con người, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm và luôn kiên định với lý tưởng của mình. Mà những đức tính ấy, nếu cố gắng lý giải, tớ cũng chỉ có thể đổ tại bản chất tốt đẹp vốn có của cậu ta thôi. Đụng đến vấn đề bản chất con người, tớ chẳng may lại nhớ đến mấy cuốn tâm lý học tội phạm đang cày, nhưng thôi nhưng thôi, để sau đi.

Nếu để ngồi ngẫm ra từng tầng ý nghĩa mà Kim Dung đã gửi gắm trong những câu chuyện của mình, người ta sẽ cần cả một ngành học ở trường đại học (Có đó, tớ thề!). Đó không phải điều mà một bài viết hời hợt nông choẹt của một cái đứa mới đọc khơi khơi Kim Dung vài cuốn như tớ có thể động đến, chỉ biết là mỗi lần đọc lại những tác phẩm của ông, tớ lại phát hiện ra được một vài điều mới mẻ, giống như con búp bê Nga vậy, mở mãi mở mãi vẫn chưa thấy nhân.

p.s: Spoil: Cái kết truyện làm tớ thấy mà tớ tức á!

Leave a Reply

error: Content is protected !!