Kafka Bên Bờ Biển – Những Mảnh Ghép Vụn Vỡ Của Đời Người

Kafka Bên Bờ Biển – Những Mảnh Ghép Vụn Vỡ Của Đời Người

Kafka bên bờ biển là cuốn sách mang màu sắc tâm lý vô cùng ám ảnh của Haruki Murakami. Cũng như Rừng Nauy cuốn sách mang giai điệu trầm buồn cùng những hình ảnh ẩn dụ khiến người đọc khó lòng dứt ra được. Sự phi lý mang tính tượng trưng là điểm nổi bật trong cuốn tiểu thuyết siêu thực này.

Anh ngồi bên rìa thế giới

Em trên miệng núi lửa đã tắt

Đứng khuất trong bóng cánh cửa

Là những lời không còn chữ

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fkafka-ben-bo-bien-tai-ban-2018-p4780911.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fkafka-ben-bo-bien-tai-ban-2020.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Một kết cấu kỳ lạ

Kafka bên bờ biển có cách viết khá kỳ lạ: số chương lẻ là lời từ thuật của chàng thiếu niên Kafka Tamura viết bằng ngôi thứ nhất, còn số chương chẵn là câu chuyện về cuộc đời của ông lão Nakata viết trên ngôi thứ ba. Hai con người này tưởng chừng chẳng có mối liên hệ gì, một chàng thiếu niên muốn bỏ nhà đi, và một ông lão mà là nạn nhân của chiến tranh thế giới thứ hai.

Sự phi lý đã bắt đầu ngay từ trong cách viết, giữa hai con người ấy tuy cùng sống trong quận Nakano ở Tokyo nhưng chưa từng gặp gỡ nhau. Một người già, một người trẻ cứ như tồn tại trong cùng một không gian với thời gian hoàn toàn khác biệt như hai đường thẳng song song. Có thể thấy sự phi lý trong tác phẩm Kafka bên bờ biển mà Murakami đem lại đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cách viết của nhà văn Franz Kafka – người vốn là thần tượng lớn của Murakami. Cũng vì sự ngưỡng mộ đối với Franz Kafka mà Murakami đã dùng tên của Kafka đã đặt tên cho nhân vật của mình trong tiểu thuyết này.

Chàng thiếu niên với trái tim tổn thương

Cuốn tiểu thuyết mở đầu với một cuộc đời đầy kỳ lạ lẫn đau thương của chàng thiếu niên Kafka Tamura. Chàng thiếu niên ấy đã từng có một gia đình hạnh phúc với người cha là một nhà điêu khắc nổi tiếng, có người mẹ yêu thương mình cùng một chị gái nuôi. Nhưng vào năm cậu được 4 tuổi thì người mẹ ấy đã dẫn theo chị gái nuôi bỏ nhà ra đi, bỏ lại cậu sống cùng với cha. 

Mỗi người trong chúng ta đều đánh mất đi những thứ vô cùng quý giá. Mất đi cơ hội, mất đi khả năng, những cảm xúc mà không bao giờ ta kiếm tìm lại được. Đó chính là ý nghĩa tận cùng của sự sống.

Cũng từ lúc thấy mối quan hệ của Kafka và người cha càng trở nên lạnh lùng hơn, tuy sống chung trong một căn nhà nhưng giữa họ đối với sự tồn tại của nhau chưa từng có một sự quan tâm. Họ trở nên xa cách và ôm theo nỗi vụn vỡ vì gia đình tan nát. Trong lòng các Kafka luôn suy nghĩ mỗi ngày, rằng tại sao người mẹ ấy lại đem theo chị gái nuôi ra đi mà bỏ lại đứa con ruột là cậu.

Cũng kể từ lúc đó đó trong lòng của chàng thiếu niên ấy luôn cảm thấy bản thân mình là một người khiếm khuyết, luôn tách bản thân ra khỏi thế giới, ra khỏi đám đông. Cũng không có bất cứ một mối quan hệ bạn bè nào, không bao giờ chụp ảnh như thể chuẩn bị cho một cuộc ra đi mà không để lại dấu vết nào trên thế gian vậy.

Rồi một ngày bài chàng thiếu niên ấy quyết định rời bỏ ngôi nhà đầy ám ảnh quá khứ để đến đảo Shikoku, một nơi cậu chưa từng đặt chân đến. Ở nơi đó, cậu một thân một mình lang thang trong thư viện, lang thang trong khu rừng đầy xa lạ, đi dọc theo con suối chảy, đi qua thung lũng, đi cùng trời cuối đất, một thân một mình ngắm bầu trời sao như một kẻ đơn độc nhất thế gian.

Trong khi tôi ngồi đó, dưới trời đêm lung linh, một nỗi sợ hãi mãnh liệt lại xâm chiếm tôi. […] Đột nhiên tôi cảm thấy đơn côi, hoàn toàn bất lực. Và tôi biết mình sẽ không bao giờ thoát được cái cảm giác sợ hãi ấy.

Dù có ra sao thì nỗi cô đơn trong lòng chưa bao giờ biến mất đi. Cậu sống trong những tháng ngày mà trong đầu luôn hiện lên những câu hỏi: bản thân để làm sai gì? Tại sao lại phải sống đơn độc như thế? Tại sao người khác lại rời bỏ mình mà đi? Tại sao mình chưa từng biết mùi vị được yêu thương là như thế nào?

Ông lão với vết nứt tâm lý trong quá khứ

Ở chương chẵn của cuốn sách, Haruki Murakami dụng tâm miêu tả cuộc đời bi kịch của ông lão ra Nakata. Vào những năm chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Nakata lúc mấy giờ vẫn còn là một cậu bé tiểu học. Nakata vốn là một học sinh chăm chỉ và luôn đứng đầu lớp. Tuy nhiên sau một vụ tai nạn bí ẩn ở trên rừng mà Nakata đã mất đi khả năng đọc và viết chữ của mình. Kể từ đó ông trở thành một người khuyết tật, bị gia đình lại đều là những người có danh vọng và học vị hắt hủi.

Cha chết rồi không bị ăn đòn nữa, mẹ chết rồi không khóc nữa.

Nhiều năm trôi qua, trong khi những anh em của mình đều trở thành những người được xã hội trọng vọng thì Nakata chỉ là một ông lão khuyết tật phải sống bằng tiền trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên ông lão vẫn luôn yêu đời, vẫn luôn cho rằng vì sống bằng tiền trợ cấp ít ỏi, có thẻ khuyết tật đi xe buýt đã là một điều hạnh phúc lớn lao. Và Nakata có một khả năng rất đặc biệt là có thể nói chuyện được với mèo.

“Nhưng bác lại có khả năng nói được với mèo.”

“Cái đó thì đúng,” Nakata nói.

“Vậy xét cho cùng, bác đâu đến nỗi đần độn.”

“Ừ. Mà không…lão muốn nói thế này, Nakata này không thực sự biết thế, nhưng từ dạo bé người ta cứ không ngừng bảo: mày là thằng đần, mày là thằng đần, nên lão cũng đoán mình đúng là vậy.”

Ông lão chẳng bao giờ nói chuyện được với mọi người quá lâu vì gần như chẳng còn chuyện gì để nói nữa. Mà mọi người có lẽ cũng chẳng nói chuyện với ông. Vì vậy nên Nakata yêu thích việc nói chuyện với mèo hơn, ông có thể ngồi hàng giờ ở trên những con phố nhỏ để lắng nghe những con mèo nói chuyện. Những kiến thức mà không biết được trong cuộc sống là nhờ mèo dạy nhiều hơn là học được từ con người. Ông lão ấy luôn mỉm cười vui vẻ lạc quan vì đã không còn có khả năng nhận ra nỗi đau khổ của bản thân nữa.

Hạnh phúc thì chỉ có một loại, nhưng bất hạnh thì đến dưới mọi dạng mọi cỡ. Như Tolstoy đã nói: hạnh phúc là ngụ ngôn, bất hạnh là chuyện đời.

Sự liên kết bí ẩn

Giữa chàng thiếu niên Kafka Tamura và ông lão Nakata gần như là hai thế giới hoàn toàn khác nhau, cho đến khi một vụ án mạng diễn ra thì giữa họ mới có một sự liên kết. Đó chính là cái chết của nhà điêu khắc nổi tiếng Tamura, cũng chính là cha của Kafka. Mối quan hệ giữa chàng trai với ông lão thông qua cái chết như một sự liên kết mang tính phi lý tạo sự tò mò cho độc giả.

Tiếp theo đó là sự xuất hiện của bức tranh Kafka bên bờ biển và bài khác cùng tên đã tồn tại từ rất lâu. Trùng hợp thay bức tranh và bài hát lại cùng tên với chàng thiếu niên Kafka. Đó là một bức tranh và một bài hát trầm buồn và mang sự ám ảnh đến khó quên. Bức tranh ấy được treo ở thư viện, nơi mà cả chàng trai và ông lão đều đặt chân đến nhưng đều chưa bao giờ gặp gỡ nhau.

Và lời bài hát Kafka bên bờ biển do người phụ nữ u buồn Saeki sáng tác thuở thiếu thời cũng như bức tranh ấy, liên kết dòng ký ức sâu sắc với chàng thiếu niên. Lời bài hát ám ảnh và đau thương. Đó cũng là do tuổi trẻ bi thương của người phụ nữ bí ẩn Saeki:

Cô gái chết đuối huơ tay tìm 

Phiến đá cửa vào

Nâng gấu váy màu thiên thanh

Và đăm đăm nhìn

Kafka bên bờ biển.

Cả bức tranh và bài hát đều chứa sự đơn độc như cuộc đời con người. Bởi lẽ trong mỗi nhân vật trong cuốn sách đều tồn tại một cô đơn không thể nào lý giải được. Đó là một nỗi buồn không có biên giới, cứ như sóng ngầm ngày đêm âm ỉ trong lòng người.

Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami không phải là một cuốn sách dễ hiểu. Cuốn tiểu thuyết chưa đầy yếu tố tâm lý nhất, là phân tâm học và sự kỳ ảo đầy ẩn dụ. Cuốn sách đầy những khoảng trống và có kết thúc mở, phù hợp với những độc giả thích vừa đọc sách vừa suy nghĩ và tìm thấy cái kết riêng cho bản thân mình.

Leave a Reply

error: Content is protected !!