Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng” – bức tranh về thế chiến thứ hai qua lăng kính trẻ con

Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng” – bức tranh về thế chiến thứ hai qua lăng kính trẻ con

Chiến tranh luôn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bất cứ các nhà văn nào để viết. Vì sao ư? Dễ hiểu thôi, chiến tranh có mất mát, đau thương, để lại những hậu quả to lớn và nặng nề, điều mà dễ lấy được những giọt nước mắt người đọc. Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng” lại là một tác phẩm xứng đáng được đánh giá cao về đề tài này.

Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng” có một cách viết khác hẳn so với những tác phẩm cùng đề tài. Sử dụng một chủ đề vốn quen thuộc nhưng tác giả Sarah Cohen-Scali lại làm mới được những nguyên liệu cần có để tạo nên một tác phẩm cực kì xuất sắc.

Max

Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng” kể về cậu bé Konrad von Kebnersol hay còn được gọi với cái tên Max. Max là đứa trẻ đầu tiên sinh qua qua chương trình Suối Sinh được khởi xướng bởi Heinrich Himmler. Những cậu bé sinh ra đều được coi là chủng tộc thượng đẳng Aryan do ba mẹ chúng đã được chọn lọc một cách kĩ lưỡng.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fmax-bi-kich-cua-chung-toc-thuong-dang.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Đầu tiên là cách kể chuyện của cuốn sách, nó được tường thuật theo điểm nhìn từ cậu bé Max, ngay từ khi cậu trong bụng mẹ cho đến khi chào đời và lớn lên. Ngay từ khi còn bé, Max đã được truyền bá những niềm tin mãnh liệt về người đàn ông Hitler, cậu cũng sở hữu một trí thông minh hơn hẳn, và luôn coi thường người Ba Lan và Do Thái. Chính vì đó cậu bé Max có phần tự tin và hơi ngạo mạn.

Nhưng bù lại, ngay từ khi sinh ra, qua chương trình vô nhân tính đấy, Max đã mất đi tuổi thơ thực sự. Cậu không biết bố mẹ mình là ai, coi Hitler là một người bố, bị tẩy não ngay từ khi mới lọt lòng. Do đó cậu bé dường như trưởng thành hơn tuổi thật của bản thân, suy nghĩ rất chín chắn. 

“Và tôi nghĩ rằng đối với một đứa trẻ, những năm tháng trong thời chiến được tính gấp đôi.”

Ngay cả việc tác giả sử dụng những từ ngữ rất mạnh mẽ, có phần táo bạo cũng để thể hiện sự “trưởng thành” của cậu bé Max. Max không lớn lên như bao đứa trẻ khác, cậu thiếu tình thương gia đình thực sự. Cho nên khi nhìn thấy Lukas, cậu bé Max đã muốn anh thành anh trai của cậu.

“Anh con trai này, đó chính là tôi khi bằng tuổi anh ta. Anh con trai này có thể là anh trai tôi lắm chứ. Anh ta giống tôi đến nỗi tôi tự hỏi liệu có phải cô-gái-điếm đã sinh ra anh ta cũng chính là mẹ tôi không?”

Lukas

Lukas như một luồng gió thổi vào câu chuyện Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng” vậy! Lukas thực ra có một dòng máu Do Thái trong người, thế nhưng cậu không hề cố che giấu điều này mà trái ngược lại, Lukas còn cảm thấy tự hào hơn. Chính sự tự tin đó đã thu hút Max và cả hai đã nhanh chóng trở nên thân thiết hơn.

Mặc dù coi thường những người Do Thái nhưng Max lại luôn yêu mến Lukas, chính anh là người đã thay đổi cách nhìn của một cậu bé nhỏ tuổi, là người đã kéo Max ra khỏi thế giới sai trái mà Đức Quốc xã tiêm vào đầu cậu từ khi mới chào đời. Cả hai anh em đều chịu đựng những khổ đau riêng, nhưng nguyên nhân xuất phát đều đến từ một phía.

“Chúng ta phải ra làm chứng, cả hai đứa. Tao làm chứng cho những điều chúng đã làm với người Ba Lan và người Do Thái. Còn mày, cho những gì chúng đã làm với mày.”

Lukas có thể nói là một nhân vật rất sáng giá trong Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng”. Vì truyện được kể theo lời của Max nên dường như người đọc bị kéo vào suy nghĩ của cậu. Nhưng Lukas là một người anh của Max, một người mà tạo nên bao tình huống dở khóc dở cười, một người chỉ dẫn và bao bọc cho cậu em trai. Thật khó để hình dung nhân vật Lukas nếu không được tạo nên!

Kết

Max, bi kịch của “chủng tộc thượng đẳng” là một cuốn sách lấy bối cảnh trong thời kì chiến tranh khi mà Đức Quốc xã đang gây nên bao tội ác. Viết về chương trình Suối Sinh đầy tàn nhẫn và trái đạo đức, cuốn sách như một lời tố cáo của chính tác giả đến với chế độ Hitler đầy bất công.

Đã có bao nhiêu đứa trẻ con sinh ra mà không hề có bố mẹ, bị tẩy não từ khi còn rất bé và thậm chí rất nhiều đứa trẻ Ba Lan đã bị tách ra khỏi gia đình để đưa đến trại tập trung, bị biến trở thành những đứa trẻ thuộc chủng tộc thượng đẳng. Việc sử dụng ngôi kể qua điểm nhìn của một đứa trẻ đã xuất sắc trong việc truyền tải những nỗi đau, bất công. Tuy vậy, tác giả cũng không ngần ngại sử dụng những từ ngữ mạnh để thể hiện sự căng thẳng trong chiến tranh.

Leave a Reply

error: Content is protected !!