Ngàn mặt trời rực rỡ : Bản trường ca về người phụ nữ đem lại trải nghiệm tuyệt vời

Ngàn mặt trời rực rỡ : Bản trường ca về người phụ nữ đem lại trải nghiệm tuyệt vời

Trải nghiệm sống luôn là một trong những thứ mà những người trẻ năng động như chúng ta cần phải có để cho cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn. Đối với bản thân mình cũng vậy, mỗi ngày mình luôn khám phá những thứ mới mẻ xung quanh mình thông qua một thế giới quan tiêu biểu. Nhưng trong cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những giới hạn làm bản thân không thể tiếp cận với những gì mà mình muốn được trải nghiệm. Bạn không thể nào thoắt một cái có mặt ở các quốc gia phương Tây để khám phá văn hóa lịch sử của họ, không thể học hỏi góc nhìn bài học, quan điểm của một người mà bạn ngưỡng mộ ở nước ngoài bằng cách gặp trực tiếp họ. Nhưng nhờ có sách, mọi thứ đối với tôi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, sách để lại cho tôi những kỉ niệm đẹp thông qua những chuyến du hành ngược thời gian và không gian. Gần đây tôi lại có dịp đi đến Afghanistan và Pakistan một lần nữa sau chuyến đi của mình với Người Đua Diều, thì lần này tôi đã đi cùng với Ngàn mặt trời rực rỡ – một cuốn sách của Khaled Hossini – được nhận xét là một bản trường ca vô tận về số phận người phụ nữ và thông qua trải nghiệm đọc sách lần này đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ tư duy cũng như trải nghiệm mới mẻ của mình.

[su_button url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fngan-mat-troi-ruc-ro-tai-ban-p927152.html” target=”blank” style=”flat” background=”#ef2d30″ size=”6″ rel=”nofollow”]MUA SÁCH TRÊN TIKI[/su_button]

Với ngòi bút tinh tế cùng với kiến thức uyên thâm, tác giả đã cuốn người đọc vào một thế giới riêng mà ông tự tạo dựng ra với bối cảnh chiến tranh xâm lược khắc nghiệt nơi đây và nạn phân biệt giới tính mạnh mẽ đã làm nền cho những số phận bi thảm của con người nơi đây. Mariam và Laila, hai người phụ nữ có số phận khác nhau, khác nhau về hoàn cảnh, địa vị, tư tưởng sống, nhưng thật bất ngờ trước khả năng liên kết của tác giả, ông đã xây một cầu nối để gắn kết hai số phận này lại với nhau, cây cầu đó chính là Rashid – một người chồng vũ phu, khắc nghiệt, dâm ô – ông tượng trưng cho một bộ phận lớn đàn ông lúc bấy giờ.

Còn hai người phụ nữ ấy, lúc đầu họ cứ ngỡ người kia là tình địch, là kẻ thù, nhưng sau vô vàng những biến cố, trái tim họ lại đập chung một nhịp, cùng chung mục tiêu, cùng chung lí tưởng, cùng chung một tinh thần lạc quan đáng khen ngợi giữa một số phận khắc nghiệt mà chiến tranh và tư tưởng xem thường người phụ nữ đã đem lại cho họ.

Lật từng trang sách, tôi như bước từng bước chân gần hơn với cuộc sống của hai người phụ nữ này, từ sinh hoạt hằng ngày, từ những nỗi đau, từ những suy nghĩ và cả những lúc quằn quại đau thương vì số phận sắp đặt. Từng trang sách như cuốn lấy người đọc vào câu chuyện không thể thoát ra được để hiểu hơn về số phận người phụ nữ lấy bấy giờ, chế độ chiến tranh hà khắc và tư tưởng lấy bấy giờ. Thông qua đó, tôi đã thu gom cho bản than rất nhiều kiến thức về cả “vật chất” lẫn “tinh thần”.

Kiến thức về lịch sử, chính trị, tôn giáo, văn hóa được tác giả lồng ghép hết sức tài tình không chút nhàm chán, phô trương, đóng góp mạnh mẽ cho người đọc có một trải nghiệm thật nhất đối với chuyến đi tới vùng đất xa xôi này, bên cạnh những kiến thức ấy, tôi lại thu nhận cho bản than những giá trị tinh thần nhất định, thay đổi quan điểm, tư duy của tôi về số phận người phụ nữ mà đó giờ tôi vẫn thường nghe thấy, ở đây người phụ nữ hiện ra vô cùng trong sáng, thanh cao, mạnh mẽ nhưng cũng có những lúc pha lẫn những suy nghĩ tiêu cực, xấu xa trong đầu. Đây có lẽ là một trong những điểm sáng của tác phẩm, bởi vì con người không bao giờ là hoàn hảo, nếu như một tác phẩm viết về người phụ nữ mà chỉ khen vẻ đẹp tâm hồn của họ thì có lẽ thiếu tính chân thực.

Con người là vậy. Tuy đọc một quyển tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng tôi cứ nghĩ tồn tại Mariam và Laila thật trên đời vậy, tồn tại một Rashed như thế cùng với một Tariq – người yêu của Laila – chân thật ở một nơi nào nó ở vùng đất ấy vào thời điểm đó.

Mariam thì chịu một số phận đau thương và eo hẹp từ nhỏ nhưng chính vì lẽ đó mà tư tưởng quan điểm của cô cũng khác, cuộc đời cô sau này cũng rẽ sang hướng khác hơn so với Laila, sống trong nhung lụa dưới sự đùm bọc của cha mẹ, làm cho quan điểm tư tưởng cũng trở nên khác mà cũng vì thế mà con đường sau này cô đi cũng khác hơn so với Mariam. Hai người như hai đường thẳng đang song song nhau rồi đột nhiên dưới tác động của chiến tranh, hai người gặp nhau ở chỗ Rashid rồi gắn bó, yêu thương, tưởng là sẽ hạnh phúc với nhau như tình mẹ con, chị em, nhưng sau đó lại tách ra làm hai đường thẳng mới và không bao giờ có điểm chung nữa.

Sự tảo tần hi sinh của cả hai trong năm tháng sống chung với Rashid, cố gắng sinh con cho ông không làm thay đổi số phận ban đầu của họ mặc dù cho sự giao nhau, sự tương hỗ lẫn nhau. Mariam cho đến cuối vẫn phải khổ sở khi biết sự thật về người cha mình và đau đáu đến khi bị ép buộc ra đi mãi mãi, còn Laila đến cuối vẫn có cuộc sống như cô mong muốn cùng với người mình yêu. Đây có phải là một bài học cuộc sống mà Khaled Hossini muốn gởi gấm đến bạn đọc hay không. Bài học về những tàn bạo của chiến tranh, bài học về số phận con người đầy đau thương.

Nhưng dù sao đi nữa, cả Mariam và laila đều có một điểm chung mà tôi tin chắc tất cả các phụ nữ khi rơi vào hoàn cảnh đó đều có. Đó là sự lạc quan, sự vươn lên trong số phận u tối. Hay chính xác hơn là nhan đề của tác phẩm Ngàn mặt trời rực rỡ. Mỗi người phụ nữ Afghanistan là một mặt trời rực rỡ tỏa những tia sáng lạc quan về một ngày mai tốt đẹp mặc kệ khói bụi của bom đạn chiến tranh đang che phủ bớt đi phần nào của những tia sáng ấy.

Leave a Reply

error: Content is protected !!