Ngồi khóc trên cây : Bản tình ca đồng quê nhẹ nhàng, trong trẻo

Ngồi khóc trên cây : Bản tình ca đồng quê nhẹ nhàng, trong trẻo

So với những tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh như Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua,… thì Ngồi khóc trên cây không quá lãng mạn. Nhưng cuốn sách Ngồi khóc trên cây lại đem đến cho người đọc những cảm nhận rất riêng. Đó là cảm giác vừa mộc mạc, giản dị lại thanh bình đến lạ kỳ.

Ngôi sao may mắn

Một ngày rồi thôi

Về nhìn nước chảy

Nghe sông vắng người

Bức tranh làng quê gần gũi, thân quen

Bối cảnh của cuốn sách Ngồi khóc trên cây vẫn là làng quê Đo Đo tại tỉnh Quảng Nam quen thuộc. Một nơi đẹp đến nao lòng, đẹp thanh bình với những con người hồn hậu, chất phác, thôn quê.Cuốn sách được viết theo ngôi thứ nhất, tác giả xưng “tôi” làm tác phẩm nhuốm màu tự truyện. Mạch văn cứ cuốn người đọc vào dòng suy tư, cảm nhận và nỗi nhớ triền miên của nhân vật.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fngoi-khoc-tren-cay-truyen-dai-p861364.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fngoi-khoc-tren-cay-tai-ban-2017.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Câu chuyện xoay quanh nhân vật trung tâm là cậu sinh viên Đông từ Sài Gòn trở về làng Đo Đo. Cậu rời quê hương lên thành thị học từ lúc 8 tuổi. Cứ mỗi mùa hè Đông lại có một chuyến nghỉ dài ở quê. Làng Đo Đo nghèo nhưng vẫn có sức cuốn hút lạ kỳ với chàng trai trẻ.   

Dẫu xa quê nhiều năm nhưng Đông không bao giờ quên được những kỉ niệm với làng lúc còn nhỏ. Cậu không quên được những lần thả diều vui vẻ, những chiếc chong chóng tự làm, những tấm giấy kính bánh in đã từng là thứ đẹp đẽ và quý giá nhất với tuổi thơ nghèo.

Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách thông thường.

Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: Mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng.

Có lẽ chẳng sai khi nói rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn dành cho tuổi thơ. Ông chính là tác giả dành cho những con người xa quê nhưng còn nặng lòng thương nhớ. Từng trang sách, từng câu chữ của ông đều hết sức dung dị, mộc mạc và hàm chứa đầy kỷ niệm sắc sâu.

Trong cuốn sách Ngồi khóc trên cây Nguyễn Nhật Ánh từng bộc bạch rằng ông thấy tuổi thơ ấu năm nào dần rời xa cuộc đời của mình. Vì vậy ông muốn viết cuốn sách này để kéo tuổi thơ ấy lại gần. Nhưng tuổi thơ ấy đâu chỉ là của riêng ông, mà còn lại của biết bao đứa trẻ đã lớn lên trong những ngày tháng đó. Cuốn sách trở nên gần gũi hơn với độc giả cũng vì lẽ đó. Người đọc luôn cảm thấy bóng hình của mình trong từng trang sách của ông.

Mối tình mộc mạc đầy dung dị

Cuốn sách không chỉ là kỉ niệm tuổi thơ mà mà còn là bản tình ca đồng quê đầy mộc mạc. Mùa hè năm ấy Đông về làng và gặp cô gái nhỏ mang tên Rùa. Rùa hậu đậu và ngốc nghếch, không biết chạy xe, không biết đọc chữ. Hoàn cảnh cô gái nhỏ đáng thương, cuộc đời cô bé bất hạnh và luôn bị mọi người xa lánh. Cậu sinh viên Đông và Rùa đã trở thành bạn với nhau.

Lúc đầu Đông cảm thấy rất thương cảm và bảo vệ Rùa. Nhưng sau đó cậu lại thấy giữa mình và cô gái nhỏ ấy có một sự gắn kết kỳ lạ. Đó là một cảm giác hết sức êm dịu, thanh bình và ngọt ngào lạ thường. Cảm giác ấy giống như một tia sáng vừa chiếu rọi vào trong trái tim trong trẻo của Đông.

Chỉ có bụi dạ lý hương còn thao thức mặc dù tôi chưa từng nhìn thấy nó bao giờ. Hương thơm của nó không rõ đến từ đâu và đi về đâu nhưng lần nào tôi đi từ nhà thím Lê lên thăm con Rùa nó cũng thầm nhắc tôi rằng tôi đang đi đến chỗ người tôi yêu thương dưới sự dẫn đường kín đáo của nó.

Cô gái ấy hồn nhiên và rất yêu rừng cây ngọn cỏ tại làng. Dẫu là một cô gái yếu đuối nhưng Rùa luôn muốn bảo vệ và chăm sóc những con thú nhỏ trong rừng. Rùa đã bảo vệ những con thú yếu đuối khỏi những chiếc bẫy của người thợ săn và làm bạn như loài động vật nhỏ ấy. Dù nghèo khó những cô gái ấy luôn sống lương thiện. Dẫu hoàn cảnh bất hạnh nhưng trong lòng Rùa luôn còn đấy lòng tin.

Sự gặp nhau của họ là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn yêu sự sống và yêu cái đẹp. Của hai con người luôn khát khao đi về phía trước. Họ không chỉ là hy vọng mà còn là động lực cố gắng cho đối phương. Câu chuyện không lãng mạn lắm, nhưng rất đời thường, rất dung dị và giản đơn.

Hạnh phúc thật ra rất đơn giản

Cậu sinh viên Đông và Rùa bên nhau yên bình và không vướng những lo toan của cuộc sống. Không bận lòng vì những thiết bị số như điện thoại, máy tính còn xô bồ ở ngoài kia. Tình cảm giữa người với người đôi khi chỉ đơn giản như thế thôi. Là cùng nhau dạo bước trong rừng cây, đọc sách cho nhau nghe, cùng trải qua những câu chuyện thường nhật.

Hạnh phúc hóa ra là giản đơn đến thế chứ chẳng xa xôi, cầu kỳ gì. Những gì bình dị nhất, gần gũi nhất hóa ra lại là thứ khiến lòng người ta ấm nhất. Thứ tình cảm ấy làm cho cuốn sách trở nên đặc biệt và lắng đọng sâu trong lòng người đọc.

Theo con đường hôm trước chạy dọc giữa các bụi duối dại, hai đứa tôi đi mãi về phía tây.

Từ xa tôi đã có thể nhìn thấy cánh rừng bắt đầu từ con hẻm luồn giữa những ngọn đồi rợp lá xanh. Những thân cây gần nhất có màu xanh, nhưng tôi không thể nói như thế về những cây cối nằm sâu trong rừng. Ở quãng giữa, rừng như phát sáng, những hàng cây trông giống những ngọn nến trắng, tôi thấy có khói màu xanh lơ bốc lên.

Cuốn sách Ngồi khóc trên cây không có nhiều cao trào nhưng lại là hấp dẫn trong mắt những người yêu làng quê. Cuốn sách dành cho những người yêu tình cảm mộc mạc, trong trẻo, yêu những nốt nhạc nhẹ nhàng mà trầm lắng. Dù có một chút sóng gió nhưng không đủ làm lung lay thứ hạnh phúc bình dị, vững bền. Bởi tình cảm chân thành và sâu nặng ảnh sẽ không bị nhoà đi bởi bất cứ điều gì.

Leave a Reply

error: Content is protected !!