Người đua diều – câu chuyện đầy nhân văn về mảnh đất Afghanistan

Người đua diều – câu chuyện đầy nhân văn về mảnh đất Afghanistan

Người đua diều là một câu chuyện đưa người đọc đến với mảnh đất Afghanistan, vào thời điểm khi mà cái đói hoành hành, cuộc sống người dân còn cơ cực, thiếu thốn. Mặc dù bối cảnh truyện diễn ra trên phông nền u tối như vậy, nhưng những câu chuyện mà Khaled Hosseini đem lại cho người đọc thì vô cùng ý nghĩa. Người đua diều là câu chuyện về Amir- một nhà văn gốc Afghanistan từ khi còn là một cậu bé cho tới khi trưởng thành. Tuổi thơ của cậu gắn liền với quê hương Afghanistan, là những kỉ niệm với người cha cậu đầy kính trọng, với người chú Rahim Khan và với Hassan. 

[su_button url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fnguoi-dua-dieu-tai-ban-2017-p966158.html” target=”blank” style=”flat” background=”#ef2d30″ size=”6″ rel=”nofollow”]MUA SÁCH TRÊN TIKI[/su_button]

Hassan có thể nói là người bạn thân thiết nhất của Amir, cả hai đứa dính với nhau như hình với bóng. Tuổi thơ của Amir trôi qua rất bình yên khi cậu có Baba bên cạnh, cùng với bao kỉ niệm đẹp lớn lên cùng Hassan. Tưởng chừng mọi thứ cứ êm đềm diễn ra như vậy nhưng những hành động nhất thời đã để lại cho Amir một nỗi đau, một nỗi đau mà ám ảnh cậu cho tới khi trưởng thành. 

Tuổi thơ của Amir

Được lớn lên với sự dạy dỗ của Baba, Amir có một cuộc sống có phần khá giả hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Cha của cậu xây được ngôi nhà mà mọi người nói là một ngôi nhà đẹp nhất quận Wazir Akar Khan, vùng phụ cận mới và giàu có ở phần Bắc Kabul. Mặc dù cuộc sống khá giả như thế nhưng cậu lại thiếu vắng tình thương của người cha, khiến cho cậu chỉ thực sự thân thiết với Hassan. Hassan sống ở một túp lều nhỏ cạnh nhà cậu, hàng ngày chơi đùa với cậu. Cả hai dường như được gắn kết bởi một sợi dây định mệnh nào đó, khi mà cả hai đều được bú chung một bầu vú. 

“… Có một tình anh em giữa những con người được bú cùng một bầu vú mẹ, tình máu mủ mà ngay cả thời gian cũng không thể phá vỡ. Chúng tôi chập chững đi những bước đầu tiên trên cùng một bãi cỏ trong cùng một chiếc sân. Và dưới cùng một mái nhà, chúng tôi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên.” 

Mỗi mùa đông, các quận của Kabul lại tổ chức một cuộc thi đua diều. Thi đấu diều là truyền thống mùa đông lâu đời ở Afghanistan. Những người đấu diều đều cố gắng hạ gục đối thủ đề chiếc diều của mình là chiếc cuối cùng, mỗi người đấu diều đều có phụ tá, và Hassan chính là phụ tá đắc lực của Amir. Vào cuộc thi năm đấy, cả hai đứa trẻ đã giành được chiến thắng, và chiếc diều cuối cùng chính là niềm tự hào của bất cứ ai. 

“Tôi thấy Baba trên mái nhà của chúng tôi. Reo hò và vỗ tay. Và đó chính là giây phút quan trọng nhất và duy nhất của mười hai năm cuộc đời tôi, được thấy Baba trên cái nóc nhà đó, cuối cùng cũng đã tự hào về tôi.” 

Đối với Amir, không có gì sung sướng hơn là niềm tự hào của cha cậu. Đó chính là sự nỗ lực không ngừng của Amir, của cả hai đứa trẻ, đã khiến cho một người lạnh lùng như Baba thực sự hân hoan trong niềm vui. Đấy cũng có thể chính là thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua tiêu đề Người đua diều. 

Tuy vậy Amir đã phải trải qua một nỗi ám ảnh từ quá khứ, đeo bám cậu cho tới khi trưởng thành. 

Quá trình trưởng thành của Amir

Bỏ lại Afghanistan đằng sau, hai cha con Amir đi đến nước Mỹ. Tại đây Amir đã kết hôn với một cô gái tên Soraya Taheri. Cả hai cùng sống một cuộc sống hạnh phúc, dọn về ở cùng với Baba và thậm chí là ở bên cạnh ông trong những ngày tháng cuối cùng của ông. Có thể nói cái chết của Baba chính là lúc thực sự đánh dấu sự trưởng thành của Amir. Trước giờ những gì cậu làm đều có sự trợ giúp, hướng dẫn của Baba. 

Giờ đây, một cậu bé luôn có được sự nuôi dưỡng, hướng dẫn từ người bố nay đã phải độc lập bước trên đôi chân. Baba đã thực sự làm trọn vẹn trách nhiệm của một người cha, dành tình thương lẫn sự hà khắc cho Amir, cho nên cái chết của ông đã ảnh hưởng rất nhiều tới cậu. Thực sự cái chết của bố Amir đã tạo nên một bước chuyển mình cho câu chuyện, nó khắc hoạ rất rõ tâm trạng đau buồn của cậu, và hoàn toàn thay đổi con người Amir. Đây là một bước biến chuyển tâm lí nhân vật được viết rất tài tình.

Thêm vào đó, sự xuất hiện trở lại của người chú Rahim Khan như thể đang đưa câu chuyện trở lại những ngày tháng tuổi thơ của Amir. Những nhân vật quen thuộc mà tưởng chừng họ không xuất hiện nữa lại dần bước vào cuộc sống hiện tại của Amir. 

Hành trình cuối cùng của Amir chính là tâm nguyện cuối của người chú Rahim để lại. Những bất ngờ ồ ập xảy đến, đối mặt với những thử thách khó khăn khiến Amir không còn là một cậu bé nhút nhát của ngày xưa nữa. 

Càng về cuối truyện càng diễn biến nhanh hơn, những nhân vật mới xuất hiện tuy ngắn ngủi nhưng lại có những đất diễn rất chất, đó là anh chàng tài xế Farid tuy cáu kỉnh nhưng lại rất tốt bụng. Đó là cậu bé Sohrab tuy nhỏ tuổi nhưng lại vô cùng dũng cảm. Và đặc biệt nhất là chú Rahim, người mà luôn thông cảm động viên Amir từ khi cậu còn nhỏ cho tới lúc trưởng thành. 

“Một con người không có lương tâm, không có lòng tốt sẽ không biết đau khổ. Chú hy vọng nỗi đau của cháu sẽ chấm dứt cùng với cuộc hành trình về Afghanistan” 

Những bí mật, nỗi sợ sâu thẳm của Amir chú Rahim đều biết, nhưng chú lại không trách câu. Trái lại, chú đã cho rằng Amir đã quá khắc nghiệt với bản thân. 

Những chi tiết nhân văn, những nhân vật với cá tính khác biệt đã tạo nhân những câu chuyện đầy ý nghĩa cho Người đua diều. 

Kết

Người đua diều quả là một chặng đường đưa người đọc trở về với những kỉ niệm tuổi thơ, cũng như nêu lên những bài học giàu tính nhân văn. Liệu có bao nhiêu người nhận thấy bản thân mình trong cậu bé Amir, hay liệu ai đã mơ ước được trở về thời thơ ấu sống một cuộc sống bình yên, không xô bồ như hiện tại. Đọc Người đua diều, chúng ta càng khám phá ra những giá trị của cuộc sống, chúng ta mới thấy cuộc sống này đẹp biết bao! 

Bài Review được đóng góp bởi Cộng tác viên Lâm Trịnh

Leave a Reply

error: Content is protected !!