Những Bài Học Nông Thôn – Nông Thôn Là Để Giã Từ Hay Bảo Tồn?

Những Bài Học Nông Thôn – Nông Thôn Là Để Giã Từ Hay Bảo Tồn?

Những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn mang nhiều tính thời sự. Những bài học nông thôn  đã ra đời từ lâu nhưng vẫn vẹn nguyên nhiều ý nghĩa khi hiện nay ta đang phải đứng trên lằn ranh lựa chọn đô thị hóa hay giữ nguyên những xóm làng sau rặng tre. Nhưng dường như trong đời sông thực, con người đang dần bị sự nhộn nhịp và tiện ích của đô thị lôi kéo mà dần lãng quên đi những giá trị bất hủ của nông thôn. Nếu trong đời sống vội vã của thành phố bạn cần những “ khoảng lặng” thì hãy tìm về nông thôn hoặc mở cuốn “ Những bài học nông thôn”.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fve-nguyen-huy-thiep.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fauthor%2Fnguyen-huy-thiep.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Điểm xuất phát của con người Việt là nông thôn

Hầu hết những con người sinh ra trên dải đất chữ S này đều có nguồn gốc từ làng, từ nông thôn. Nông thôn ở đây không phải những gì cũ kĩ, cổ hủ mà là bản sắc, cội nguồn của con cháu vua Hùng. Trong “Thương nhớ đồng quê”, thầy giáo Triệu vô cùng tự hào và không có vẻ tự ti khi nói “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn… ”  bởi lẽ thầy hiểu rằng con người ta chỉ trưởng thành một cách tốt nhất, một cách không vụ lợi ở nông thôn và đồng quê chính là nơi khởi nguyên của tính thiện, tính người của con người. Cuộc vượt thoát khỏi thành phố của thầy Triệu là một hành động theo mình thấy là đi tìm sự thảnh thơi, sự chân chất và mộc mạc mà chốn xa hoa kia ít có.

Điểm xuất phát ở đâu thì con người sẽ không bao giờ quên đi, chính vì lẽ đó mà Hiếu dù là người đã sinh sống ở thành phố mang đậm những tiêu chuẩn của người thành thị nhưng khi Hiếu lựa chọn về quê Lâm chơi thì đã chứng minh một con người khác nơi Hiếu. Có thể ban đầu chỉ là sự tò mò của một chàng trai muốn thay đổi không gian sống nhưng cuối cùng lại là hành trình trở về nguồn tìm ra những hạt ngọc ẩn sâu sau lũy tre làng – những giá trị mà nơi thành thì xa hoa không dễ kiếm tìm.

Đi để lớn, đi để trưởng thành

Đôi khi ta phải được chứng kiến , phải được lắng nghe, phải được cảm nhận, phải thay đổi môi trường sống để có thể phát triển. Hành trình tìm về với nông thôn của Hiếu là hành trình của sự trưởng thành theo từng ngày của anh vì anh đang cảm nhận những cảm xúc và cảm giác khác nhau. Nguyễn Huy Thiệp viết rất rõ từng cảm xúc của nhân vật Hiếu. Anh cảm thấy sự tôn ti trật tự của một bữa cơm gia đình, anh cảm thấy tự do khi cùng bố Lâm thả diều, anh cảm nhận được nỗi buồn và sự cô đơn của chị dâu sống xa chồng của Lâm, anh nhìn ra sự chung thủy của chị dâu Lâm, anh thấy được cái cao cả khi gặp thầy giáo Triệu…

Chỉ là những ngày sống cùng nông thôn nhưng trong con người Hiếu bắt đầu có sự đổi thay, nhận thức mới. Mọi chuyện diễn ra tự nhiên, bình thường như bao ngày  ở nông thôn nhưng đã phần nào tác động làm thay đổi con người cũ xưa của Hiếu. Và chắc chắn một điều rằng sau chuyến đi này Hiếu sẽ như bước sang trang mới cuộc đời. Bởi có lẽ đây là lần đầu tiên Hiếu sống chậm để cảm nhận hết những suy nghĩ của mình,

Bức tranh tương phản nông thôn với thành thị

Nếu thành thị là thế giới của sự vụ lợi, của đồng tiền, của những cám dỗ với những con người đặt lợi ích trên đầu thì nông thôn sẽ bảo dưỡng tính thiện cho con người. Phải chăng đó là một trong những lí do Hiếu chọn về quê chơi với Lâm?

Thành phố đôi khi là nơi quá tàn nhẫn và lạnh lùng, trong bức thư của bố gửi cho Hiếu, mình không cảm nhận được sự yêu thương đằm thắm giữa hai con người cùng chung một dòng máu mà chỉ thấy sự quan tâm hời hợt như khi hai người đồng loại đối thoại với nhau. Trong khi đó, nông thôn có thể không văn minh nhưng lại tràn ngập không khí ấm áp của tình người. Thầy giáo Triệu chỉ là một nhà giáo chạy trốn khỏi đời sống thành thị nhưng con người vô danh ấy lại sẵn sàng hi sinh bản thân để cứu em gái Lâm. Giữa họ không cần sợi dây máu thịt nhưng vẫn sáng ngời tính thiện. Nó khiến người đọc trăn trở phải chăng con người thành phố đang bị “ lạnh lùng” hóa.

Điều mình tâm đắc là Nguyễn Huy Thiệp viết không phải để khiến người đọc chán ghét đô thị, bỏ phố về làng và tôn vinh nông thôn quá mức mà ông dùng những trang viết để thức tỉnh người đọc: những giá trị tốt đẹp của nông thôn cần phải được giữa lửa qua muôn vàn thế hệ đồng thời những thứ xấu xa, đen độc của thành phố cần được “ tẩy trắng”. Tất cả đều hướng con người tới chân trời của một thế giới tốt hơn, đáng sống hơn. Nhưng hơn ai hết tác giả hiểu, nông thôn đang dần dần nảy sinh những văn hóa đô thị, đang bị mài mòn và tổn thương bởi sự ồn ào, tấp nập mang tên phát triển.

Đưa lên trang viết để tưởng nhớ, để được nhớ mãi

Như một dự cảm của nghề viết Nguyễn Huy Thiệp đã đoán được cuộc sống phát triển, con người đi lên thì những giá trị đẹp đẽ của nông thôn và dấu vết của nó chỉ còn được ghi trong những trang lịch sử Việt Nam. Vì vậy, ông cũng đã góp phần nhỏ của mình vào công cuộc giữ gìn đó. Đó là trách nhiệm của một người cầm bút  – trách nhiệm báo cho người đời sau những hiện thực có thật trong cuộc sống, một hiện thực được cảm nhận khác với những ngòi bút của chuyên gia lịch sử.

2 Comments

  1. Hai hai

Leave a Reply

error: Content is protected !!