Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh – Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng trái tim

Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh – Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng trái tim

“Không bị kích động bởi những thứ bên ngoài đó chính là tĩnh, không bị lấp đầy bởi những thứ thực tế bên ngoài đó là hư”

Chắc hẳn các bạn cũng đang trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, mà ở nhà nhiều quá chả biết làm gì. Mình cũng vậy, một khoảng thời gian khá dài nên mình đã mua mấy cuốn về đọc. Và trong số đó, có một cuốn sách theo mình nghĩ không thể thiếu trong thời gian nghỉ chống dịch, chính là cuốn sách Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh của nhà văn Tống Mặc. Cuốn sách là hành trang cho mọi người khi phải đối diện trước mọi khó khăn, thử thách, học cách buông bỏ, qua những triết lý của Đại Sư Hoằng Nhất.

Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh - Từ bỏ "tam độc", tu dưỡng trái tim

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fnong-gian-la-ban-nang-tinh-lang-la-ban-linh-p26114399.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fnong-gian-la-ban-nang-tinh-lang-la-ban-linh-tai-ban-2020.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Cuốn sách được chia làm chín phần, với lối văn điềm đạm, bình dị, làm lay động lòng người

* Từ bỏ ham muốn, tu một trái tim thanh tịnh

* Tiết kiệm thực phẩm, y phục là vì trân trọng, không phải vì tiếc của

* Bình tĩnh ôn hòa mới có được nội tâm mạnh mẽ

* Buông bỏ, buông bỏ, càng buông bỏ, càng vui vẻ

* Tu tâm cho tốt thì đời thong dong

* Coi nhẹ phiền nhiễu hồng trần, trong lòng tự tại thanh thản

* Từ bỏ sự cố chấp mới có thể hạnh phúc đến gõ cửa

* Tốt với người khác, tâm hồn mới thật sự an nhiên

* Hoa xuân khắp nơi, trăng sáng vằng vặc

Phần một: Từ bỏ ham muốn, tu dưỡng một trái tim thanh tịnh

Khi lòng ham muốn của chúng ta quá mức sẽ khiến bản thân làm việc gì cũng trong sự nóng vội, hấp tấp lúc nào cũng làm qua loa cho xong, luôn bị rơi vào một vòng tròn kỳ lạ khi hằng ngày cứ mong muốn bản thân kiếm được nhiều tiền, ngày càng có danh tiếng, đến khi đạt được rồi lại muốn cái lớn hơn nhưng suy cho cùng những ham muốn ấy lại khiến chúng ta mệt mỏi. Đừng để ham muốn chiếm hữu chúng ta hãy biết đâu là điểm dừng khi cần thiết, học sống một cách điềm đạm dù cho gặp khó khăn hay thất bại vẫn ung dung.

“Biểu hiện cụ thể là làm việc không tập trung, làm nhiều nhưng không đào sâu nghiên cứu, đứng núi này trông núi nọ, hấp tấp, vội vàng, chỉ vì cái lợi trước mắt, gặp một chút bất lợi dễ từ bỏ hoặc suốt ruột bất an, trách trời, trách mình”

Chúng ta hãy học cách sống tĩnh tâm, kiểm soát ham muốn của bản thân, chuyện gì quá cũng hoá dở, ham muốn mãnh liệt sẽ hủy hoại con người đừng để một ngày ngày nào đó muốn dừng lại cũng không dừng được.

Phần hai: Tiết kiệm thực phẩm, y phục là vì trân trọng, không

 “Chúng ta luôn quen nhìn lên trên so sánh mình với người tốt hơn. Vậy nên, bất kể bản thân chúng ta có bao nhiêu, cũng không thể khiến mình hạnh phúc. Nếu như chúng ta có thể nhìn xuống dưới, nhìn những người có ít hơn mình, thì bạn sẽ biết bản thân hạnh phúc tới nhường nào”

Bạn đã bao giờ biết cuộc sống của mình như nào là đủ và như nào là thừa chưa?

Theo Đại Sư Hoằng Nhất chỉ cần có quần áo mặc, có đủ cơm ăn ba bữa là đã đầy đủ rồi. Chắc hẳn cũng có rất nhiều bạn nghĩ thế đấy mà là đủ ư, mình có phải các sư đâu như vậy mà đủ. Thật sự, chúng ta không phải sư nhưng chúng ta vẫn phải biết thế nào là đủ, có lẽ mình và các bạn đang ở đây có một cuộc sống đầy đủ hơn rất nhiều người, đừng nghĩ mọi cách để thỏa mãn ham muốn về mặt chất của bản thân, không bao giờ thấy đủ và cũng không bao giờ lại.

Mình thấy có một số người khi đi ăn buffet thường lấy đồ ăn rất nhiều xong cuối cùng chỉ ăn được rất ít điều đó thật sự rất lãng phí, thay vì lấy thật nhiều thì hãy lấy lượng thức ăn vừa đủ để tránh lãng phí. Chúng ta nên cảm thấy hài lòng với những thứ mình đang có, biết dừng lại khi cảm thấy bản thân đã đủ.

Câu chuyện của Đại Sư Hoằng Nhất và Mẹ lúc sư thầy còn nhỏ đã làm mình thấy thật sự ấn tượng “Con phải biết, khi cha con còn sống, đừng nói là không được lãng phí một tờ giấy lớn như vậy, mà ngay cả một mảnh giấy thôi, cũng không được viết tùy tiện”.

Trong khi mình có đủ giấy để viết, đủ nước để sinh hoạt để dùng, mà mình đều sử dụng một cách lãng phí, còn ở những nơi khác đang thiếu thốn đủ điều kiện, có thể thấy hoàn cảnh của những em nhỏ vùng cao phải học tập với cơ sở vật chất thiếu thốn, người dân Bến Tre thì đang vận lộn trước cái hạn mặn thiếu nước sinh hoạt. Qua phần hai mình đã rút ra được bài học vô cùng quý giá, biết trân trọng những gì mình đang có, sống tiết kiệm tránh lãng phí, biết dừng lại khi bản thân cảm thấy đủ.

Phần ba: Bình tĩnh ôn hòa mới có được nội tâm mạnh mẽ

“Chúng ta thường nhẫn nhục gánh trọng trách, không nhẫn nhục, không thể gánh vác trọng trách, không nhẫn nhịn, không làm được việc”

Có bạn nào đã vì một phút tức giận của mình mà đánh mất đi tất cả chưa?

Mình đã từng đánh mất đi tình bạn, mối quan hệ khi tức giận không kiềm chế được cảm xúc. Có lẽ đây là phần mình cảm thấy hay nhất, tác giả cho chúng ta thấy được lợi ích của sự nhẫn nhịn, không quan tâm đến những lời chỉ trích, hãy vui vẻ buông bỏ những lời xấu người khác nói về mình vì khi người khác nói nói gì về bạn có muốn cản cũng không cản được, khi chúng ta tức giận sẽ mất đi lý trí, sau một hồi tức giận mà không kiềm chế được bản thân chúng ta lại cảm thấy có lỗi khi đã nói những lời không hay làm tổn thương người khác, làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp. 

Lúc đó trong suy nghĩ chúng ta sẽ xuất hiện chữ “Giá Như”, mình cũng đã từng như vậy đến lúc nguôi cơn giận thì vô cùng ân hận vì những lời đã nói. Nếu chúng ta không nhẫn nhịn thì chẳng làm được chuyện lớn, đừng có vì cái tính nóng nảy của bản thân mà phá vỡ đi tất cả. Khi tức giận hãy ra hiệu cho bản thân bình tĩnh lại và cố gắng kiềm chế cảm xúc của bản thân.

Chúng ta hãy học cách hạ thấp cái tôi của mình xuống, thay vì tức giận hãy “Nhẫn Nhịn, Nhẫn Nhục” vì đó là cái cốt lõi không thể thiếu trong mọi hoàn cảnh, cách ứng sao cho hợp tình, hợp lý, không phá vỡ đi mối quan hệ tốt đẹp, tránh được những hận thù. Mình đã phần nào bỏ được cái tính nóng nảy thường ngày, phải nói thật trước đây mình thật sự không thể nhẫn nhịn được những người nói xấu mình, nhưng giờ đây mình cảm thấy nó rất bình thường, cứ nhẫn nhịn mà cho qua. 

Phần bốn: Buông bỏ, buông bỏ, càng buông bỏ, càng vui vẻ

“Dù là một tờ giấy, nhưng nếu phải cầm trong một thời gian dài, mọi người cũng không thể chịu được. Nếu con người không học cách buông bỏ, thì một mảnh giấy cũng sẽ gây áp lực cho bạn, huống chi là những áp lực, những khó khăn, những điều không như ý trong cuộc sống.”

Phải chăng chúng ta vẫn chưa thực sự buông bỏ những thứ không cần thiết, nếu cứ mãi giữ khư khư thì sớm muộn nó sẽ là gánh nặng, rất nhiều người dù có chết nhưng vẫn ôm chặt đống tiền không chịu buông, nhưng thực tế thì tiền của họ chính là kinh nghiệm, còn thứ mà họ không muốn buông chỉ là những vật ngoài thân. Có thể thấy một bộ quần áo, hay một chiếc điện thoại đẹp đến mấy, nhưng qua thời gian nó cũng sẽ xuống giá, chả có cái gì là mãi mãi cả hãy buông bỏ sẽ giúp tâm ta thanh tịnh, gạt bỏ những âu lo. 

Phần năm và sáu là phần tu tâm hay còn gọi là tự kiểm điểm lại bản thân

Tác giả đã mượn lời của Đại Sư Hoằng Nhất chỉ ra những cái sai để giúp chúng ta sửa đổi. Đại Sư có nói hãy học cách khiêm tốn, khoan dung và hãy tha thứ cho người khác, luôn kiểm điểm lại bản thân. Vì đây là những yếu tố biến chúng ta trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn, học cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan.

Đừng vì thành công trước mắt mà tự cao, tự mãn, cho rằng mình giỏi giang hơn người khác, lúc này bạn thành công nhưng sau này người khác thành công hơn bạn hãy vứt bỏ cái tính tự cao, tự mãn rồi thay vào đó là sự ham học hỏi những người xung quanh.

“Đóa hoa không trải qua mưa gió, thì dù thế nào cũng không thể kết trái”

Muốn đến được thành công, thì phải trải qua ngọt bùi cay đắng, đã có những lần thất bại khiến chúng ta nản lòng, luôn viện cớ do mình không hợp với công việc này, do mình chưa gặp đúng thời cơ. Những điều đó chỉ là viện cớ cho sự muốn thành công nhưng sợ thất bại.

Phần bảy: Từ bỏ sự cố chấp mới có thể chờ hạnh phúc đến gõ cửa

“Người thông minh sẽ chẳng bao giờ ngồi ở đó mà đau buồn than thở vì tổn thất của mình, họ sẽ nghĩ cách để bù đắp lại tổn thất

Chúng ta gì giàu sang có hay nghèo khó đều công bằng về thời gian, người biết cách quản lý thời gian của bản thân là người có cách trách nhiệm với công việc, biết cân bằng công việc và gia đình sao phù hợp, đã làm việc gì thì làm đến cùng đừng dây dưa nhập nhằng ngày qua ngày rồi khi đã lỡ thì thời gian cũng không quay lại được. 

Đúng như tác giả viết thời gian qua đi chả thể lấy lại được, vậy tại sao chúng ta vẫn thụ động trong việc quản lý thời gian, phải chi chúng ta nghĩ nó có thể quay trở lại, mình đã từng có thói quen để mai làm, để mai học từ vựng tiếng anh, mai dọn lại phòng học, rồi ngày mai kéo dài đến rất nhiều ngày thậm trí còn quên mất việc mình đã muốn làm trước đó. Có bạn nào có cái tính thụ động trong việc quản lý thời gian như mình không? Sau khi đọc xong cuốn sách mình cũng đã chủ động hơn về thời gian rồi còn các bạn thì sao, đừng để thời gian trôi qua để lại hối tiếc.

Phần tám và chín: Bạn đã từng cãi nhau với đám bạn dù biết ý kiến của mình là đúng chưa?

“Đối với chuyện nhỏ nhặt hãy cứ rút lui, mọi người hòa thuận”

Mình cũng vậy, điều này dễ nhận thấy khi chúng ta làm việc nhóm, đã có lần chúng mình tranh luận dẫn đến cả nhóm nghỉ chơi với nhau một tuần, ai cũng nghĩ mình đúng. Nhưng dù đúng hay sai chả ai trong nhóm chịu lắng nghe hay nhường nhịn nhau. Chúng ta hãy học cách chịu thiệt về mình nhiều hơn, vì dù cho bạn thiệt hơn nhưng trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm khi không còn những tiếng cãi cọ, cố cãi nhau để chứng minh mình đúng. Nhưng sau đó thật sự cái đúng của mình đâu có vui mà còn khiến người khác thấy quan điểm của họ không được lắng nghe. Mình đã học được ở cuốn sách cách khiêm nhường lắng nghe ý kiến người khác, đó là một đức tính không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt khi áp dụng vào làm việc nhóm giúp công việc và mối quan hệ thăng tiến.

Qua chín phần của sách, cá nhân mình đánh giá rất cao về sách về hình thức và nội dung. Với những điểm ưu ngay từ những trang giấy được đính kèm họa tiết hoa nở. Làm cho người đọc một cảm giác thư thái, gần gũi, bình dị,nhẹ nhàng với bố cục rõ ràng dễ hiểu.

Cuốn sách Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh của nhà văn Tống Mặc đã để lại cho mình rất nhiều bài học đáng quý về cuộc sống. Cuốn sách mà mình cảm thấy thực sự rất thích đã cho mình những trải nghiệm mới, hoàn thiện bản thân. Với văn phong nhẹ nhàng, gần gũi và giúp người đọc có một hướng đi đúng đắn cho bản thân, gạt đi mọi gánh nặng âu lo giữa cuộc sống tấp nập. Mình cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, trân trọng những gì mình đang có.

Cuốn sách Nóng giận là bản năng tĩnh lặng là bản lĩnh cho mình hiểu hơn về Phật Pháp, có lẽ sau khi đọc xong cuốn sách này, chắc mình sẽ tìm hiểu nhiều hơn về Phật Pháp. Mình nghĩ đây là một cuốn sách phù hợp với mọi lứa tuổi, cân bằng lại cảm xúc của bản thân không thể thiếu trên kệ sách của bạn.

Leave a Reply

error: Content is protected !!