An – một cốt truyện nhẹ nhàng thấm đẫm tình người

An – một cốt truyện nhẹ nhàng thấm đẫm tình người

An – Mình bắt gặp cuốn sách này một cách vô cùng ngẫu nhiên. Và cuốn sách này cũng từ từ, chậm rãi đi vào lòng mình như thế. Giản dị, chân thành mà sâu sắc, tưởng như chính bản thân cũng lạc vào góc quán quen có hoa anh đào nở rộ. Vô tình, mình cũng chìm vào suy tư, cảm thương, đau xót cho những kiếp người bất hạnh. Rồi cũng cảm thấy vô cùng trân trọng và cảm phục họ. Đó là những cảm xúc rất chân thật sau khi đọc xong cuốn truyện này.

Chúng ta được sinh ra là để quan sát, lắng nghe cuộc đời này. Thế giới này chỉ mong mỏi đến chừng ấy thôi. Nếu là như thế, dù không thể trở thành giáo viên. Dù không thể trở thành người lao động. Chắc chắn vẫn có ý nghĩa nào đó khi ta được sinh ra trên cuộc đời này.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fan.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Giới thiệu

An được viết bởi tác giả Durian Sukegawa. Ông là một tác giả, nhà thơ và nhạc sĩ người Nhật Bản. Ông nổi tiếng với vai trò là một diễn viên, nhạc sĩ punk và người dẫn chương trình nổi bật.
Về cuốn sách best seller “An” đã được đạo diễn người Nhật Naomi Kawase chuyển thể thành bộ phim cùng tên vào năm 2015. Cuối năm đó, bộ phim được phát hành tại Đức. Cuốn tiểu thuyết cũng được chuyển ngữ và xuất bản tại Đức năm 2016.

Cuốn sách An viết về câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là bà Yoshii Tokue và cậu chủ tiệm Tsujii Sentaro. Bà lão là một người từng bị mắc bệnh Hansen (bệnh hủi) thời trẻ và nay đã lành hẳn. Tuy nhiên, di chứng của căn bệnh quái ác này đã hằn sâu trên gương mặt và trên cơ thể bà . “Mắt trái và mắt phải của bà có hình dáng khác nhau.” “Dáng đi của bà lóng ngóng tạo cảm giác như thể những khớp xương đã trở nên khô cứng.” Khuôn mặt của bà bị liệt và những ngón tay cong veo chồng lên nhau.

Nhân vật Tokue

Viết về Tokue, tác giả đã tái hiện lại một hiện thực vô cùng tàn khốc của nước Nhật lúc bấy giờ. Bệnh Hansen trong những năm 60 của thế kỉ 20 bị coi là thứ bệnh nan y chết người. Những người mắc bệnh Hansen bị đem vào trại điều dưỡng tập trung, phải cách ly suốt đời. Họ phải rời xa gia đình, người thân, quê hương. Họ phải bỏ hết sự nghiệp, ước mơ và cả hoài bão của mình. Họ bị giam vào một nơi cách xa sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống hằng ngày. Họ bị mọi người xa lánh, sợ hãi, ghét bỏ thậm chí là khinh rẻ.

Gặp phải cảnh ngộ như thế, họ không khỏi ngẩng đầu lên trời mà than thân trách phận. Rằng bản thân đã làm gì sai để rồi phải gánh chịu những khổ đau và bất hạnh như vậy. Hỏi trời thì cũng đành chịu thôi, số phận của họ đã phải chịu như thế. Có những người bị giam vào trong trại dưỡng bệnh này, mãi mãi không thể ra khỏi . Họ đã mãi mãi bị chôn vùi vào mảnh đất bất hạnh này. Đó là người chồng của bà Tokue và cả vô số những bệnh nhân khác.

Chiều sâu của tác phẩm An

Tuy nhiên, nếu chỉ viết về hiện thực nghiệt ngã và đau đớn. Có lẽ, câu chuyện trong An chỉ để lại trong lòng bạn đọc những đắng cay và xót xa. Nhưng chính bởi vì trong đớn đau và nghiệt ngã đó, tình người, lòng ham sống và tinh thần lạc quan lại được đẩy lên cao nhất. Nó trở thành sức mạnh, là niềm tin, là động lực để con người tiếp tục sống. Có thể thấy sức mạnh của họ thật lớn, điều dũng cảm nhất với họ không phải là chết đi mà là sống sót. Bởi những đau khổ mà căn bệnh này mang lại thật quá lớn lao. Có ai đó cũng đã từng nghĩ về cái chết và thực hiện điều đó. Nhưng có những người vẫn kiên cường bám trụ, dũng cảm đối mặt với cuộc sống tưởng như không lối thoát.

Tình yêu cuộc sống và khát khao kiếm tìm ý nghĩa cuộc đời được thể hiện đậm nét qua nhân vật Tokue. Ngày còn trẻ, bà là một thiếu nữ xinh đẹp, có ước mơ được làm cô giáo. Nhưng tất cả của bà đã chấm dứt kể từ ngày bị đưa vào trại dưỡng bệnh. Có những ngày bà sống chìm trong bi quan và mất hết niềm tin vào cuộc đời. Và sau đó, với ý chí kiên cường cùng bản lĩnh nội tại, bà đã nỗ lực sống tiếp.

Vậy nên khi thấy tờ thông báo tuyển người làm thêm của tiệm bánh Dorayaki Doraharu. Bà Tokue đã hỏi thăm xin được vào làm việc. Nhờ có tay nghề làm mứt đậu đỏ nửa đời người, bà đã giúp tiệm bánh hồi sinh và phát triển. Cách làm nhân đậu đỏ của bà vô cùng đặc biệt, phải quan sát, lắng nghe và cảm nhận bằng cả trái tim.

Nhân vật Sentaro

Với cậu chủ tiệm Tsujii Sentaro, cậu là người từng nhận án tù vì liên quan đến thuốc phiện. Ông chủ đã bảo lãnh cho cậu ra và ủy thác tiệm Doraharu cho cậu. Những ngày trước đây, cậu sống không có mục tiêu, không có hy vọng. Tiệm bánh như một thứ nghĩa vụ níu giữ cậu. Nhưng từ ngày bà Tokue xuất hiện, tình yêu của bà với mọi thứ và với cuộc sống đã đánh thức Sentaro. Anh thấy gắn bó với tiệm bánh và mong muốn được phát triển nó.

[su_button url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/5195934950528504980/4348614231480407268?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fan-tang-kem-bookmark-tiem-banh-dorayaki-p1749159.html” target=”blank” style=”flat” background=”#ef2d30″ size=”6″ rel=”nofollow”]MUA SÁCH TRÊN TIKI[/su_button]

Cả câu chuyện An xoay quanh những trăn trở và suy nghĩ của Sentaro. Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng tinh tế, len vào những chỗ sâu thẳm nhất của con người. Câu chuyện kết thúc trong một đêm trăng của trại điều dưỡng. Khung cảnh yên lặng, thanh bình nơi những con người nằm xuống vĩnh viễn. Nhưng bạn đọc có thể cảm nhận được có gì đó như tươi sáng, đang vận động đi lên, tốt đẹp hơn, rực rỡ hơn.

Gió lay động những hàng cây, mặt trăng qua những cành lá có lúc bị ẩn đi, có lúc bị chia cắt. Dù vậy, ánh trăng tròn vẫn soi sáng nhóm Sentaro trong chuyển động nhịp nhàng.

Leave a Reply

error: Content is protected !!