Bến Xe – Câu Chuyện Tình Bi Thương, Thấm Đẫm Nước Mắt

Bến Xe – Câu Chuyện Tình Bi Thương, Thấm Đẫm Nước Mắt

Tình yêu là hai từ không còn xa lạ với chúng ta. Chính vì tình người ta sinh ra cái cảm giác buồn, đau, sầu, hận. Nó là vậy nhưng ta cũng đâu thể buông tay.

Có người đã từng nói

“Tình…. là hận trăm ngàn mối vẫn không thể dứt lòng, là tâm tê phế liệt cũng chẳng thể buông tay. Là thứ nhạt như nước trắng, nhưng đến một ngày tỉnh lại, đã mãi ở bên nhau, không oán giận, không hối hận, không nỡ vứt bỏ, chẳng nỡ rời xa…..”(trích)

Xuân Diệu được biết đến là ông hoang thơ tình trong thơ ca Việt Nam. Với ông: Tình yêu là chết trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.”

Nhưng với những ai đang yêu,đâu chỉ là “chết ở trong lòng một ít”! Với Xuân quỳnh tình yêu tựa như viên ngọc xanh quý giá được chôn vùi sâu dưới địa dương mà khó có ai tìm được cho chính mình. Tình yêu là thứ thiêng liêng và tốt đẹp đến nhường nào. Nhưng nó chỉ tốt chỉ đẹp khi bạn gặp đúng người và yêu đúng thời điểm.

Trên thế giới có 7 tỉ người, ta gặp bao nhiêu người, bỏ lỡ bao nhiêu cuộc tình đẹp dù chỉ 1 giây, lại đi qua bao người, để rồi con tim ta tìm được bến đỗ hạnh phúc. Nếu định mệnh đã họ gặp nhau, họ tựa là linh hồn của nhau và cùng có một vòng lặp như nhau thì cứ sao số phận lại trớ trêu như vậy, nhẫn tâm với nhiều con người như vậy?

Bến Xe chính là cuốn tiểu thuyết  khiến nhiều độc giả cảm thấy bất công, tàn nhẫn đến vô hạn, một nỗi đau thấu tận tâm can, giằng xé trong những con chữ.

[button-red url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fben-xe.html” target=”_blank” position=”center”]MUA SÁCH TRÊN FAHASA [/button-red]

Ngay từ những chương đầu tiên, ta đã thấu hiểu sự thật phũ phàng trong cuộc sống, sự khiếm khuyết của họ chính là nỗi đau, họ đau không phải là vì sự khiếm khuyết của họ mà họ đau vì những lời nói, họ khổ về sự chỉ trích, vết thương đã mãi không bao giờ khép miệng, vậy mà giờ đây vết thương ấy lại bị xé toạc ra một lần nữa.

“Trong hiện thực cuộc sống, con người không dễ thông cảm cho người sống, mà dễ thông cảm cho người chết. Con người thường nhớ đến khuyết điểm của người sống. Nhưng một khi, người đó chết đi con người sẽ nhớ đến ưu điểm của họ”(trích).

Cuộc sống vốn đã không công bằng với họ, họ gặp được người làm ấm trái tim  cho họ, họ dường như đã tìm thấy tình yêu của cuộc đời họ, nhưng rồi sao họ nhận lại là sự tổn thương và sự chỉ trích của thói đời. Một người thầy giáo mù tài hoa, và luôn mang trong mình khiếm khuyết đến khi chết. Chúng ta cùng là một con người với nhau mà tại sao vậy? Họ cũng cũng là người, họ xứng đáng nhận được hưởng tất cả những gì mà cuộc sống này ban tặng.

Chúng ta không lựa chọn được chúng ta sẽ sinh ra ở đâu, sinh ra như thế nào, sinh ra trong hoàn cảnh nào, chính cả thân thể, hình hài của ta cũng không thể sắp đặt được, do đó nhiều người vốn phải chấp nhận hình hài bản thân được thượng đế ban cho.

Người thầy giáo dạy Văn khiếm thị Chương Ngọc chính là người tôi muốn nói đến, cuộc đời không cho thầy hoàn hảo về thể xác, nhưng lại ban cho thầy nghị lực đáng nể, một người thầy chẳng quan tâm đến miệng đời, lấy sự lạc quan để trải qua nỗi đau thân thể, và vượt qua nỗi sợ hãi của bóng tối.

Một con người vốn tài hoa, thích vẽ tranh và thiên phú nhận biết màu sắc hoàn hảo như vậy đột nhiên phải sống trong một cảm giác tối tăm, sống trong bóng đêm dày đặc, nhưng thầy luôn là một người thầy đáng ngưỡng mộ của bao học sinh, thầy không muốn nhận lấy bất kì sự thương hại nào của bạn bè đồng nghiệp. Để rồi cuộc sống của thầy mở ra một trang mới khi thầy gặp Liễu Địch một cô gái với tâm hồn trong sáng, sự hồn nhiên và lòng yêu văn chương. Chính anh là cây chỉ nam, tạo bước nhảy cho ước mơ cho cô bé, và thay anh thực hiện những hoài bão mà anh không thể thực hiện được.

Bỏ qua sự chỉ trích, phàn nàn của mọi người, Liễu Địch kiên quyết muốn giúp đỡ thầy trong cuộc sống. Cô tình nguyện đưa thầy đi và về ở trường, đưa thầy từ trường ra bến xe. Với Chương Ngọc, Liễu Dịch là người tìm lại ánh sáng cho tâm hồn mình từ khi anh mất đi đôi mắt. Hai con người, hai trái tim khác nhau thế nhưng họ lại thấu hiểu nhau như thấu hiểu chính mình vậy, sự đồng điệu, lẫn sự cảm thông dần dần trở thành một tình yêu thầm lặng, cao cả, trong sáng, và bến xe chính là cột mốc đánh dấu tình yêu của hai người họ, dù sau này họ chẳng thể gặp nhau.

“Nét đẹp chung quy vẫn là nét đẹp,
Bất kể lúc nó úa tàn,
TÌnh yêu của chúng ta chung quy vẫn là tình yêu,
Ngay cả khi chúng ta chết đi.”(trích)

Khi đến với cuốn tiểu thuyết Bến Xe bạn không thể tránh khỏi cái cảm giác trái tim như vừa bị bóp nghẹn, quặn thắt dẫu biết trước rằng hiện thực luôn tàn nhẫn như vậy! Cái tình yêu thuần khiết, cái tình yêu mà thầy Chương đã dành cả sinh mạng để bảo vệ lại bị bóp méo, phỉ báng! Thứ mà bạn cảm  nhận được trong cuộc tình này, tất cả chỉ là “đau thương”. Anh đến khi chết cũng chẳng thể nào nhìn thấy gương mặt trong sáng của người mình yêu. “Liễu Địch, thứ tôi có thể cho em trong suốt cuộc đời này, chỉ là danh dự trong sạch và một tương lai tươi đẹp mà thôi. Thế nhưng, nếu chúng ta có kiếp sau, nếu kiếp sau tôi có đôi mắt sáng, tôi sẽ ở bến xe này…đợi em”(trích).

Tiểu thuyết Bến Xe đã và đang phản ánh hiện thực tàn khốc và đen tối nhất của xã hội đó là lời nói, chính nó đã giết chết một con người, để Chương Ngọc phải hy sinh bảo vệ cho cái tình yêu vàng của hai người họ. Nếu có kiếp sau tôi hi vọng rằng họ sẽ tìm thấy nhau ở bến xe.

Leave a Reply

error: Content is protected !!