Muối Của Rừng – Tấm Gương Soi Cho Hành Vi Của Con Người Hiện Đại Với Thiên Nhiên

Muối Của Rừng – Tấm Gương Soi Cho Hành Vi Của Con Người Hiện Đại Với Thiên Nhiên

Nguyễn Huy Thiệp nhà văn mang đến những làn sóng mới trên văn đàng Việt Nam với những thể văn đa dạng và cách viết mang tính “ không trùng lặp”. Trong Muối của Rừng, Nguyễn Huy Thiệp đào sâu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Đặc biệt ông chọn thiên nhiên làm bối cảnh cho câu chuyện như một cách ẩn dụ: Thiên nhiên là sự đối lập với thế giới hiện nay mang đậm nền văn minh. Mở ra cuốn sách Muối của Rừng người đọc sẽ theo dấu chân của ông Diểu thực hiện cuộc đi săn của mình cùng với một khẩu súng trong tay. Cuộc đi săn này ông Diểu đã đặt mục tiêu của nòng súng của mình vào bầy khỉ và từ đó những nhận thức trong đầu ông được “khai sáng” sau chuyến đi này.

Muối của Rừng – tấm gương soi cho hành vi của con người hiện đại với thiên nhiên

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fmuoi-cua-rung-p335974.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

Sự tự tin quá độ của con người

Ông Diểu là một nhân vật truyện nhưng lại mang tính đại diện cho con người ở thế giới thật. Ban đầu đến với chuyến đi săn, ông Diểu mang theo mình sự tự tin về khẩu súng của mình và sự vọng tưởng rằng: Mình sẽ làm chủ thiên nhiên và thiên nhiên sẽ chịu khuất phục trước vũ khí hiện đại. Điều này hoàn toàn đúng khi con người nói chung và ông Diểu nói riêng vẫn giữ vững một niềm tin về sự chiếm lĩnh của con người trước mẹ thiên nhiên. Nhưng kết cục để lại cho ông Diểu sau cuộc đi săn không phải là thành phẩm mà là dáng hình trần truồng đi về trong cơn mưa xuân.

Sự phản ứng của thiên nhiên trước hành động của loài người

Phát súng đầu tiên của ông Diểu làm một con khỉ đực bị thương và khiến cả bầy khỉ sợ kèm theo biểu cảm hỗn loạn. Bầy khỉ bắt đầu chạy trốn bỏ vào sâu trong rừng. Một phản ứng khiến ông Diểu hả hê, thích thú và càng làm tăng thêm sự tự tin của ông. Trước giờ khi con người bắt đầu “va chạm” với thiên nhiên thì điều đầu tiên thiên nhiên mà điển hình là bầy khỉ trong câu chuyện luôn là sợ hãi và chạy trốn.

Thế nhưng càng đi sâu vào từng trang sách, con người càng ngỡ ra một chân lí muôn thời rằng: Kẻ chiếm lĩnh, kẻ mạnh luôn là thiên nhiên. Trái ngược với phản ứng ban đầu và sự lấn tới của ông Diểu thì bầy khỉ bắt đầu đáp trả mạnh mẽ hơn – đánh trả. Dù đứng trước một vũ khí hiện đại của ông Diểu thì bầy khỉ không hề hoảng sợ mà có những hành động tấn công lại ông. Đặc biệt là cuộc đánh nhau giữa con khỉ đực và ông Diểu. Đối mặt với phản ứng ngược này ông Diểu chỉ có thể lựa chọn nhượng bộ, thỏa hiệp. Thậm chí những suy nghĩ và hành động của ông càng minh chứng cho việc ông đàn trút bỏ dần “lớp áo xã hội” để khoác lại “tấm áo thiên nhiên”.

Thiên nhiên là chốn về

Con người nhận ra thế giới tự nhiên cũng tồn tại các mối quan hệ trong xã hội trong đó ẩn chứa cả trách nhiệm, tình yêu thương, sự hi sinh, thù hận, ghen ghét và tha thứ. Con khỉ cái dám đi theo con khỉ Đực đến cùng ngay cả khi con khỉ đực đã bị ông Diểu bắt giữ. Mối tình giữa loài vật ấy khiến ông Diểu bắt đầu trăn trở và cuối cùng lựa chọn phóng sinh con khỉ đực- con vật khiến ông chật vật để bắt. Kết thúc tác phẩm, con người mà cụ thể là ông Diểu là kẻ thua cuộc, kẻ thất bại trong cuộc chiến với thiên nhiên nhưng ông không tay trắng mà nhận lại bài học nhân tính. Bởi thiên nhiên sẽ luôn dạy cho con người sự tự giác ngộ về nhân tính dù thiên nhiên không biết nói.

Từ xã hội nguyên thủy đi lên xã hội hiện đại, quãng đường ấy tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa thiên nhiên và con người. Chia tay thế giới tự nhiên, con người tìm đến sự hoa lệ của những ánh đèn nhân tạo và những tòa nhà chọc trời, khép thế giới của mình trong hai chữ ‘‘đô thị’’, điều này làm cho con người cảm thấy mình khác biệt, cao cấp hơn, mạnh mẽ hơn. Nhưng cuộc chia tay ấy đã làm cho con người ngày càng muốn trở về với thiên nhiên, càng muốn thấu hiểu, hòa mình vào vòng tay của mẹ thiên nhiên.

Muối của Rừng – tấm gương soi cho hành vi của con người hiện đại với thiên nhiên

Nguyễn Huy Thiệp và ‘‘Muối của Rừng’’

Một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức và nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người – thiên nhiên. Một tác phẩm gióng hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên – đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu,che chở cho thiên nhiên.

Leave a Reply

error: Content is protected !!