Óc sáng suốt – Bản đồ tư duy của những thiên tài

Óc sáng suốt – Bản đồ tư duy của những thiên tài

Cội rễ của học tập

Óc sáng suốt là một công trình nghiên cứu về phương pháp học tập khoa học bậc nhất bởi học giả Nguyễn Duy Cần. Trong cuộc sống có rất nhiều những mối tơ hoài khiến ta phân tâm, không tập trung tư tưởng, kết nối chúng để tạo thành hành động hiệu quả cao. Thiên tài được gọi là thiên tài khi họ tạo ra trong mình một hệ thống hoàn thiện tuyệt đối các giác quan và linh mẫn trong tư duy về thế giới xung quanh mình. Bạn không phải thiên tài bẩm sinh nhưng nếu rèn luyện, bạn cũng có thể.

Chính vì thế, cuốn sách này ra đời là để dành cho bạn. Không có những dòng chữ khô khan, cứng nhắc, lý thuyết hay quá văn vẻ, sau gần 200 trang sách, Nguyễn Duy Cần gửi đến bạn đọc đó là tinh hoa, cốt lõi của đạo học muôn đời. Nếu ai đã từng đọc các tác phẩm như “Tôi tự học”, “Thuật tư tưởng”, “Cái dũng của thánh nhân” chắc cũng nắm cơ bản nét viết của tác giả. Đây là một cuốn sách không thể nào đọc vội mà bạn phải vừa nghiềm ngầm, suy tư vừa kiên trì thực nghiệm mới mong hiểu cho tận cốt lõi, gốc rễ các phương cách học tập đúng đắn.

[su_button url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Foc-sang-suot-phuong-phap-tu-ren-luyen-cho-minh-mot-khoi-oc-sang-suot-de-co-the-tu-lap-va-dinh-doat-lay-cuoc-song-cua-minh-p342206.html” target=”blank” style=”flat” background=”#ef2d30″ size=”6″ rel=”nofollow”]MUA SÁCH TRÊN TIKI[/su_button]

Về nội dung, cấu trúc cuốn sách thành năm phần: Thuật quan sát, thuật tập trung tinh thần, thuật tưởng tượng, thuật tổ chức tư tưởng và thuật nhớ lâu. Có rất nhiều người sẽ nghĩ, đọc xong Óc sáng suốt chắc gì đầu óc sẽ minh mẫn, sáng suốt có khi “biết nhiều lại thành ra không biết gì”. Bởi vì họ không dám tin tưởng và không đủ kiên nhẫn, bỏ cuộc quá sớm. Họ tưởng đây là món ăn tinh thần để giải trí hay chăng? Không, Óc sáng suốt đích thị là một cẩm nang cực kì hữu ích và dễ dàng thay da đổi thịt một tư duy chậm chạp, cổ lỗ và thiếu quan sát của bạn. Nó là bản đồ tư duy một cách hệ thống và toàn diện bậc nhất dẫu đã ra đời cách ta bảy thập kỉ qua.

Bởi kẻ biết tự chủ lấy tình cảm bên trong, cảm giác bên ngoài, là kẻ viết vận dụng tư tưởng vào một việc gì mà không xao lãng, nên Napoleon được Nguyễn Duy Cần nêu ra xuyên suốt như một biểu tượng của óc sáng suốt. Napoleon được De Pradt nói đến như vầy.

“Trong khi ông chú ý vào một việc nào, thì ngoài việc ấy, ông không còn biết có gì khác nữa, chính là một cuộc săn đuổi mà không còn cái chi đổi hướng được nữa..”, “trong lúc ông đang làm bộ Dân luật, những tin may mắn hoặc rủi ro của trận giặc Egypte đưa đến cho ông hàng ngày, cũng không làm cho ông xao lãng ra ngoài công việc ông đang làm… Sức chú ý của ông thật là bền vững, mãnh liệt hết sức”.

Nước ta có Phạm Ngũ Lão, trong khi ông ấy suy nghĩ dẫu binh lính của Hưng Đạo Vương đi qua, có tên lính cầm giáo đâm vào đùi, ông cũng không để ý. Mọi bậc vĩ nhân đều khác người ở chỗ ấy. Đó chính là sự chú ý-khí cụ duy nhất để giải thoát tinh thần, “phân biệt trình độ tiến hóa giữa loài thú và loài người”. Hóa ra, Nguyễn Duy Cần đã vạch sẵn cho người đọc những tấm bản đồ mà những bậc vĩ nhân hơn người đã sử dụng từ hơn mấy nghìn trước để giúp bạn thanh lọc tư tưởng, mài giũa giác quan, xúc cảm về thế giới này ở mọi góc nhìn.

Bia mộ thờ cúng sự tăm tối của tư duy

Các nhà khoa học thường ức chế sự ưa thích riêng của mình không bao giờ chịu dùng đến lý luận của dục vọng, rất nhẫn nại dò xét sự thật một cách chu đáo, tìm đủ bằng cớ rồi mới chịu tin, nhất không bao giờ vội vàng trong sự phán đoán. Lịch sử đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng đắn. Nếu nhanh chóng vội tin một điều gì đó, chính ta đang tạo điều kiện cho đầu óc thêm ngu dốt, lười tư duy, lười phán đoán, bị bọn lừa đảo sử dụng danh từ biến thể “to vóc mà trống ruột” làm đê mê óc phê bình vốn có của loài người.

Như Nguyễn Duy Cần nghiên cứu và tổng kết thì khi ta muốn có một tinh thần độc lập, tự do, buộc phải giải phóng cho nó khỏi ba bia mộ trói buộc tư duy như sau:
-Những cảm giác hoang mang, hỗn loạn bên ngoài.
-Những dục vọng hỗn độn bên trong.
-Những bã danh từ “hữu danh vô thực”.

Óc sáng suốt chỉ xuất hiện khi và chỉ khi ta không nuông chiều những cảm xúc bất thường của bản thân, lược bỏ những cảm giác vô ích và đem cái phụ mà tùng cái chánh, đem cái hỗn độn về trật tự. Bản chất con người là thích khen, sợ chê, tự đắc, hiếu danh vậy nên ai cũng muốn thiên hạ phục mình, không chịu nhọc công suy nghĩ dẫn đến quyết đoán một cách cẩu thả. Khi ta để đầu óc ta bạc nhược như thế, có khác gì đang lập bia thờ một xác rỗng đang bị dục vọng, ham muốn chi phối, tinh thần rời rạc đảo điên như ngọn đèn lay lắt trước gió đâu?

“Chỉ một mình bộ óc
Vừa là cơ quan cảm xúc
Vừa là cơ quan tư tưởng”
(P.GILLET)

Để bộ óc trở nên bớt tầm thường giữa cuộc đời thực tế này, ta chỉ có thể trang bị cho mình những bộ giáp mạnh mẽ hơn nữa, vừa nâng cao trí óc, tư tưởng vừa nâng cao khả năng khống chế cảm xúc nhất thời xảy ra trong nội giới mỗi con người. Hãy sống với đúng nghĩa từ sống. Hãy tư duy với đúng nghĩa tư duy. Đừng để bộ não bạn ngưng “thở”.

Đẳng cấp của các giác quan

Nguyễn Duy Cần cho rằng tập luyện độ nhạy của các giác quan cần thiết cho sự giải phóng tinh thần trí thức. Nhờ nó, ta đi vào cõi siêu việt của tinh thần, là nghệ thuật. Dường như mỗi một câu chữ trong Óc sáng suốt đều không ngừng thúc đẩy mọi giác quan của con người hãy mở rộng. Đồng thời, ta phải biết mở ra cánh cửa về tập trung tinh thần và tưởng tượng. Khi ta khai phá mọi tiềm năng vốn có của cơ thể, Nguyễn Duy Cần nói về các điều kiện, nền tảng thúc đẩy đầu óc của mọi người sáng suốt bất kỳ lúc nào như sau:

Thứ nhất, đó là sự kiên nhẫn. Khi đeo đuổi một vấn đề nan giải nào như con ong chăm chỉ, cần mẫn làm việc, đến thời cơ chín muồi, ánh sáng chân lý sẽ hiện ra. Thiên tài giống như tác giả luôn luôn đưa ra câu nói tâm đắc “thiên tài chẳng qua là kiên nhẫn mà nên”.

Thứ hai, là cơ sở. Sở dĩ James Watt sở dĩ kế tiếp được công trình của Papin là nhờ ông rất sành khoa toán học và khoa máy móc. Phải có cơ sở để có nền tảng về công việc mà mình đeo đuổi.

Thứ ba, là sức khỏe và hoàn cảnh. Hãy chú ý sức khỏe bằng các theo đuổi những môn thể thao, để tâm đến hệ tiêu hóa của bản thân mình và chỉnh sửa môi trường sống xung quanh cho thật trong sạch.

Thứ bốn, là kỷ luật và phương pháp. Ở đời, làm người, làm việc nhất định phải thực hiện trong khuôn khổ, tránh buông thả, phóng túng và không có phương pháp rõ rệt.

Thứ năm, là chỉ làm một việc mà thôi. Phải luôn luyện tập cho một tinh thần quy nhất. Đừng như “con bướm giỡn hoa”, qua loa cho xong chuyện.

Thứ sáu, là hứng thú. Khi hứng thú với bất cứ một điều, ta sẽ không hề khổ học bất cứ một lúc nào.

Cuối cùng chính là thứ bảy, đó là thói quen. Thói quen giúp ta cần kiệm nhiều tinh lực đến nỗi khi làm một công việc nào đó, ta vô tâm như bộ máy được cài sẵn, thì tinh thần mới tự do mà nghĩ đến công việc sáng tạo. Điều này tựa như khi ta đi xe máy hay tập máy đánh chữ vậy.

Điều quan trọng thứ hai là ghi nhớ. Muốn học bất cứ điều gì ghi nhớ tốt. Khi bạn muốn ghi nhớ một điều gì thật lâu và chính xác như Nguyễn Duy Cần đã quyết đoán chỉ ra sau thuật quan sát, tập trung tinh thần, tưởng tượng và tổ chức tư tưởng thì phải đi theo các trình tự sau:

-Quan sát và chú ý thật kỹ hình thức của nó, tìm sự cân đối của nó, cùng màu sắc nó như thế nào, nếu nó là một vật có hình thể.
-Tìm sự ích lợi của nó đối với mình như thế nào? Có ích cho vật chất hay tinh thần thế nào?
-So sánh nó với cái quan niệm lý tưởng của mình. Tìm chỗ đồng dị giữa hai quan niệm ấy.
-Tìm những chi tiết của nó, những phần tử của nó, được rành rẽ bao nhiêu hay bấy nhiêu.
-Tổng quát những chi tiết vụn vặt ấy lại, qui về một định luật cho có hệ thống. Tóm hết đại ý lại thành một câu hay qui nạp thành một qui luật đơn giản.
-Tìm lại ký ức những điều mình đã biết mà giống hay tương tự nó để sắp xếp lại.

Óc sáng suốt sẽ khiến bạn chạm đến đáy của những xác chữ. Giữa biển bờ biết bao nhiêu là phương pháp học tập, cách thức tự học, tự bồi dưỡng, tự tư duy, Óc sáng suốt xuất hiện như tấm màng lọc tinh mẫn, chính xác và chuyên môn đến kỳ lạ.

Đến tận cuối đời, Nguyễn Duy Cần vẫn không thôi ngừng nghiên cứu làm sao rút cho gọn nhất, tỉa cho tinh nhất những yếu tố và cách thức góp phần vào sự nghiệp mở mang trí óc con người-nơi mà các nhà khoa học khẳng định đến cả những thiên tài mới tận dụng đến 10% bộ não. Đừng kéo bản thân vào chiếc quan tài phong kín sự sống trong bộ não của mình.

Hãy sống để bộ não mình được phát triển với đúng tầm vóc của nó và đến cuối đời ta có thể tự hào thốt nên rằng: cuộc đời ta đã tận dụng mọi khả năng khả dĩ để cứu bộ não ra khỏi sự tạm bợ, ngu dốt, tăm tối như Nguyễn Duy Cần đã nêu lên rất nhiều lần trong đứa con tinh thần của bản thân mình.

Leave a Reply

error: Content is protected !!