Sanshiro – Sự Trăn Trở Chủ Nghĩa Cá Nhân

Sanshiro – Sự Trăn Trở Chủ Nghĩa Cá Nhân

Cùng với Nỗi Lòng, Sanshiro được đánh giá là tiểu thuyết đưa tên tuổi của Natsume Soseki lên đỉnh cao. Sanshiro thể hiện những nỗi niềm ưu tư, trăn trở về cuộc sống đang tiếp diễn và sự nhỏ bé của con người cá nhân. Dấu ấn của chủ nghĩa cá nhân trong tác phẩm này vì vậy mà được thể hiện rõ nét.

Soseki – nhà văn của chủ nghĩa cá nhân

Trên văn đàn Nhật Bản, Natsume Soseki có vị thế rẩt cao. Ông được đánh giá là một trong ba trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại cùng với  Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke. Các tác phẩm của ông đều đem đến phong vị riêng không lẫn vào được với tác phẩm của các tác giả khác.

Một trong những điểm đặc biệt trong tiểu thuyết của Soseki là yếu tố cái tôi cá nhân vô cùng sâu đậm. Ông đề cao việc giải phóng con người, đề cao chủ nghĩa cá nhân. Cũng vì vậy mà sáng tác của ông luôn mang đầy sự trăn trở về con người nhỏ bé trong xã hội rộng lớn đầy rẫy dư luận, còn cái tôi cá nhân thì bị vùi dập dù con người có mang một khát vọng lớn đến thế nào đi nữa.

Sanshiro – kiểu nhân vật vỡ mộng trước hiện thực

Tiểu thuyết Sanshiro của Natsume Soseki viết năm 1908 lấy bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX, xoay quanh nhân vật trung tâm là Sanshiro, một cậu học sinh từ vùng quê hẻo lánh lên Tokyo học đại học. Tuy vậy, sự tưởng tượng về đại học và thực tế trong lòng Sanshiro lại hoàn toàn khác nhau. Anh trở nên vỡ mộng, nội tâm ngày càng héo tàn và mục ruỗng dần thêm.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fsanshiro-tai-ban-2019.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Anh đã nhận ra sự vô nghĩa đến chán chường của việc mỗi tuần dành hơn bốn mươi giờ để học tập trên giảng đường, ghi chép những kiến thức vô nghĩa. Tâm hồn anh dần mệt nhoài và không còn hứng thú đến việc học một mô hình giáo dục đầy bất cập và máy móc đầu thế kỉ XX ấy nữa. Anh vẫn đến lớp đều đặn, ghi chép như một cổ máy, đến tối muộn thì về phòng trọ. Chuỗi ngày ấy lập đi, lập lại khiến anh thấy mình như một thứ máy móc được lập trình sẵn, không hề biết cái gì là vui vẻ nhưng vẫn cố gắng làm vì trách nhiệm gánh trên vai của mình.

Ngay cả với Sanshiro, một sinh viên chuyên cần, thì bốn mươi tiếng một tuần cũng là quá nặng. Anh cảm thấy mình bị áp lực triền miên, đồng thời cũng lại luôn thấy thiêu thiếu điều gì đó. Niềm vui đã lụi tàn.

Đứng giữa thành phố hoa lệ, anh thấy mình như một con người nhỏ bé lạc lõng giữa đại đương mênh mông. Không một ai cảm thấy sự bất an như anh, còn anh thì mỗi ngày nội tâm một âm ỉ, mỗi ngày đều muốn thoát khỏi cái xã hội đầy những điều cổ hũ, giả tạo vây lây anh. Cái tôi cá nhân trong anh cứ luôn vẫy vùng, còn anh thì vẫn phải luôn cố gắng sống vì trách nhiệm mà mình phải gánh lấy.

Đối với Sanshiro, thế giới hiện thực là không thể trốn chạy. Nhưng anh lại dự cảm thế giới đó đầy rẫy nguy hiểm và không thể tiếp cận.

Trên chuyến tàu đến trường đại học, anh đã gặp một vị tiên sinh khiến anh không thể nào quên được, một người nói ra những lời vô cùng đặc biệt. Đó là giáo sư Hirota, một người vô cùng trải đời, đau khổ và trăn trở trước sự giả dối của xã hội Nhật Bản thế kỉ XX lúc bấy giờ. Tiên sinh luôn khinh bỉ hệ thống giáo dục lạc hậu, tư duy cổ hủ của xã hội xứ phù tang đương thời. Cũng từ lần gặp tình cờ ấy đã khiến cho trong lòng Sanshiro có biết bao suy tưởng. Anh đã nhận ra rằng, anh không phải là người duy nhất chán ngán sự vận hành xã hội lúc bấy giờ.

Mineko – sự nổi loạn ngầm

Cũng vì sự quen biết với giáo sư Hirota, nhà nghiên cứu Nonomiya mà Sanshiro đã quen biết với cô gái Mineko – một cá tính đầy đặc biệt. Mineko là học trò của tiên sinh Hirota, cô được mọi người đánh giá là có nội tâm sâu sắc. Còn tiên sinh thì đã nói rằng cô giống nhân vật nữ trong kịch của Henrik Ibsen, một cái tôi nổi loạn ngầm.

Giữa thế kỉ XX ở xứ phù tang mà nói, là thời đại mà phụ nữ không có tiếng nói, cũng không được quyền lên tiếng. Mineko lại giống với Sanshiro, là người có ý thức cái tôi cá nhân cao độ. Cô khao khát được sống mà theo đuổi hạnh phúc mình, không bị bó buộc bởi ai khác hay hệ thống dư luận xã hội lạc hậu lúc bấy giờ. Vì vậy mà giáo sư gọi cô là cá tính nổi loạn ngầm, tuy là người sâu sắc nhưng vô cùng mạnh mẽ đấu tranh để bảo vệ cái tôi cá nhân của mình.

Nhưng Mineko cũng như Sanshiro, sinh ra trong một xã hội mà tiếng nói cá nhân không là gì cả. Tục nhữ Nhật Bản có câu: “Cây đinh nào ló lên đầu tiên thì cây đinh đó sẽ bị đóng xuống.” Những người không tuân theo hệ thống quy ước của xã hộ sẽ là người đầu tiên bị tẩy chay. Họ trăn trở trước một xã hội là quyền lợi chính đáng của con người cá nhân bị chà đạp, nhưng không có cách nào chống lại cả dư luận xã hội cả. Đó là lý do khiến họ đớn đau và không tìm ra được lối thoát cho chính mình.

Khi Sanshiro gặp Mineko ở lễ hội búp bê hoa cúc, cô đã luôn lẩm bẩm trong đớn đau từ “tray sheep” (con cừu đi lạc). Cô thốt lên trong tuyệt vọng khi nhận ra số phận của chính mình không thể thay đổi trong một xã hội bất công giam hãm con người ở thế kỉ XX lúc bấy giờ. Con cừu đi lạc ấy có thể chính là cô, là những người như cô, là những người sinh ra không gây ra tội gì nhưng đến cuối cùng lại lạc lõng, bơ vơ trong cõi đời mênh mông mà không tìm ra lối đi riêng cho chính mình.

Cô trả lời rõ ràng, vừa đứng phắt dậy vừa chậm rãi thì thầm, khẽ khàng như độc thoại: “Stray sheep…”.

Tiểu thuyết Sanshiro mang màu sắc tự thuật cao càng làm cho câu chuyện thêm sinh động và chân thực, sâu sắc hơn Qua việc xây dựng nhân vật Sanshiro, Mineko, tiên sinh Hirota, nhà văn Soseki đã thể hiện những trăn trở của bản thân về cái tôi cá nhân của con người trong buổi giao thời. Ông trân trọng những khao khát được sống một cuộc đời dúng nghĩa, tự do không ràng buộc của những nhân vật mà ông xây dựng.

Ngày xua, anh từng cùng Mineko ngắm nhìn bầu trời mùa thu trên tầng hai nhà Giáo sư Hirota, từng cùng cô ngồi bên bờ sông nhỏ… Ngày xưa ấy anh không đơn độc một mình. “Stray sheep, stray sheep.” Những đám mây đang tạo hình thành một chú cừu.

Với tác phẩm Sanshiro, Natsume Soseki đã tạo ra một thế giới của những con người cô đơn trăn trở về cái tôi cá nhân bị giam hãm, xem nhẹ trong một xã hội lỗi thời đầu thế kỉ XX. Tác phẩm đề cao chủ nghĩa cá nhân và khát khao hạnh phúc của họ. Những nỗi đau mà nhân vật phải chịu đựng ấy không chỉ là nỗi đau trên trang sách  còn phảng phất nỗi đau của chính ông.

Leave a Reply

error: Content is protected !!