Trí tuệ đám đông – Có phải xã hội nói gì đúng nấy?

Trí tuệ đám đông – Có phải xã hội nói gì đúng nấy?

Năm 2004, một nhà báo nổi tiếng từ The New Yorker viết nên cuốn sách Trí Tuệ Đám Đông, ông là James Surowiecki. Đừng đọc cuốn sách giá trị này nếu bạn chưa đọc hết bài viết của tôi.

Vì những tư duy nêu ra trong Trí Tuệ Đám Đông cực kỳ chính xác và mạch lạc, đôi lúc bạn sẽ thấy mình bị lạc giữa một cánh rừng đầy dữ liệu và minh chứng. Không hổ danh là một nhà báo chuyên nghiệp, từng con chữ tuôn ra từ cuốn sách nuốt chửng lý trí của người đọc. Nhưng khoan đã, những gì James viết năm 2004 có còn  hiệu lực hôm nay, 2019?

Hẳn bạn sẽ thắc mắc câu trên. Tôi vừa đọc xong cuốn sách và đáp án của tôi là: Có đấy bạn ạ! Kiến thức từ Trí tuệ đám đông cơ bản nói lên tâm lý con người. Mà tâm lý con người thì rất khó thay đổi nên chúng ta vẫn rút ra rất nhiều điều khi đọc cuốn sách vào thời đại ngày nay. Tôi không biết bạn sẽ rút ra được điều gì, chứ tôi thì tôi nhận ra 3 điều từ xã hội, trải nghiệm bản thân cộng với kiến thức từ cuốn sách. Đừng ngại comment ý kiến của bạn, quan điểm của tôi có thể không đúng với nhiều người.

Trí tuệ đám đông nói ra một sự thật rõ ràng: Lựa chọn của đám đông luôn đúng nhất so với từng cá nhân trong đám đông đó.

Người ta làm thí nghiệm như sau: 1 lớp sinh viên được tham gia đoán số hạt đậu trong một hộp đậu. Giá trị trung bình của các sinh viên là 872 hạt, trong khi con số chính xác là… 850 và chỉ duy nhất 1 bạn đoán chính xác con số 850. Khá ấn tượng nhỉ.

Lớp sinh viên này được đoán tiếp cân nặng của con bò trong ảnh, thì con bò nặng 203 kg được đoán là 208 kg!

Nói đến đây có lẽ bạn nghĩ sinh viên mới đoán đúng, nhưng người ta cũng có một thí nghiệm khác. Lần này còn tinh vi hơn: Quân đội Mỹ bị chìm tàu thăm dò, không ai biết nó chìm ở đâu mà chỉ biết nơi nhận tín hiệu cuối cùng. Hàng loạt cuộc tìm kiếm thất bại.

Một nhà khoa học lại sử dụng “trí tuệ đám đông” như sau để tìm con tàu. Ông cho 5 nhà khoa học khác nhau về: toán, vật lý, sinh học, địa chất… những người này không tài nào có kiến thức về dò tìm dưới biển.

Vậy mà điều kỳ diệu xảy ra. Khi 10 người đó đoán vị trí con tàu từ thông tin tín hiệu, kết quả của họ được tính ra trung bình là một vị trí bất kỳ không trùng với ai cả. Vậy mà 6 tháng sau người ta tìm ra xác con tàu nằm sát vị trí 10 người kia “đoán mò”.

Bạn thấy đấy, đám đông có sức mạnh to lớn. Nhưng bạn có nên nghe theo họ.

Bạn có nên nghe theo bạn bè, bố mẹ, người thân mình khuyên nhủ (đám đông khuyên nhủ)?

Những người xung quanh bạn có phải luôn đúng? Không hẳn. Đây là 3 đúc rút của tôi:

#1: Ai là triệu phú

Chương trình ai là triệu phú có 1 điểm hay: 94% câu trả lời của “khán giả trường quay” là đúng. Ngạc nhiên chưa? Mọi câu hỏi của Ai là triệu phú đều ở các lĩnh vực khác nhau.

Nhưng chắc gì các khán giả trường quay lại thông thạo lĩnh vực đó? Thế mà chung quy lại họ vẫn đúng thì chúng ta nên tự nhắc bản thân: Một câu hỏi trắc nghiệm nếu càng nhiều người làm thì càng dễ đúng!

Còn đối với lựa chọn cuộc sống thì sao? Có phải càng nhiều người khuyên bạn làm gì thì bạn nên làm điều đó?

#2: Xã hội phân hóa

Thực tế là Việt Nam có khoảng cách giàu nghèo rất lớn. Bạn thấy đấy, số người gia nhập tỷ phú USD tăng hàng năm. Đồng thời số người nghèo cũng không giảm, cư dân vùng núi xa xôi vẫn không có tiền đi học, đói kém vẫn diễn ra.

Đáng nói: Ở chính các thành phố lớn như Hồ Chí Minh vẫn có ăn xin/trộm cướp, mặc dù Hồ Chí Minh là một nơi có rất nhiều công ăn việc làm.

Trí tuệ đám đông nói rằng lựa chọn trung bình của đám đông luôn đúng, thì chúng ta cũng hiểu luôn chính lựa chọn đúng tạo nên cuộc sống tốt đẹp, bạn nghèo hay giàu do lựa chọn hằng ngày của bạn. Bạn muốn giàu sớm, bạn phải lựa chọn khác đi những người đồng trang lứa chưa chịu làm giàu.

Ngược lại, nhiều người sống mãi đến tuổi 40 – 50 vẫn không giàu vì họ lựa chọn giống như những người nghèo họ quen biết.

Tôi không biết bạn muốn trở thành người giàu hay nghèo, chỉ cần bạn lựa chọn giống đám đông giàu có, khả năng cao bạn sẽ giàu, còn nếu lựa chọn giống đám đông nghèo, thất nghiệp thì bạn sẽ không giàu nổi. Hy vọng bạn không nghĩ tôi nói quá.

Đám đông giàu thường lựa chọn như sau: Học hỏi mỗi ngày, dậy sớm, tạo nhiều mối quan hệ giàu có, tốt đẹp, hành động liên tục, quyết định dứt khoát, suy nghĩ cẩn thận…

Đám đông nghèo thường lựa chọn như sau: Dậy trễ, có ít hoặc hầu như không tạo mối quan hệ với nhiều người giỏi, trì hoãn liên tục, chần chừ, suy nghĩ cẩu thả…

#3: Bạn sống cuộc đời của chính mình

Trí tuệ đám đông luôn đúng nhưng đám đông không sống thay bạn, chỉ có bạn mới sống cuộc đời bạn có. Bố mẹ bạn có thương bạn bao nhiêu, họ cũng không thể quyết định thay cho bạn.

Tôi suýt mắc những sai lầm lớn khi bố mẹ tôi ép buộc tôi học làm bác sĩ. Sau này tôi mới biết, bác sĩ là một nghề cao quý, nhưng bạn phải học đại học trong 8 năm, ra trường làm 16 giờ/ngày, không có thời gian du lịch, kinh doanh hay học hỏi cái mới.

Bố mẹ tôi cũng từng nghĩ cho tôi học công an. Sau này tôi mới biết, công an là một nghề cao quý, nhưng bạn phải cống hiến cả đời cho nhà nước với mức lương 5 triệu đủ sống…

Tôi vẫn yêu quý bố mẹ mình, nhưng tôi chọn học kinh doanh. Tôi không nghĩ bạn nên chọn học kinh doanh như tôi. Điều tôi muốn nói là bố mẹ, người thân, bạn bè của bạn là những đám đông xung quanh môi trường của bạn, bạn có thể yêu thương, lắng nghe họ, nhưng họ không thể chịu trách nhiệm cho cuộc đời bạn có.

Chính bạn mới là người lựa chọn có nên làm giàu hay sống nghèo khó, có nên học hỏi mỗi ngày hay ngồi lướt facebook.

Đó là 3 đúc rút của tôi qua cuốn sách. Hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó hay ở bài viết này. Đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy có ích nhé!

Leave a Reply

error: Content is protected !!