Totto-Chan Bên Cửa Sổ – Triết Lý Giáo Dục Tự Do

Totto-Chan Bên Cửa Sổ – Triết Lý Giáo Dục Tự Do

Tôi biết đến cuốn sách Totto-chan Bên Cửa Sổ từ năm 2015 trong một dịp đi nhà sách. Lúc ấy cuốn truyện đang được trưng bày rất nhiều trên các kệ best-selling nhưng tôi vẫn không mua vì cái tên lẫn bìa sách mang cảm giác “đây là câu chuyện về cô bé tiểu thư đầy mộng mơ bên cửa sổ” (hihi). Mãi tới năm 2019 khi sự ái mộ của tôi dành cho các quyển “Self-help hay Phát triển bản thân” vơi trầm trọng nhường chỗ cho dòng sách fictions vốn dĩ là yêu thích của tôi một thời thì duyên giữa tôi và cuốn sách này mới đong đầy. Thể là chúng tôi mới về chung 1 nhà.

Totto-chan Bên Cửa Sổ

[button-red url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Ftotto-chan-ben-cua-so-tai-ban-2017.html” target=”_blank” position=”center”]MUA SÁCH TRÊN FAHASA [/button-red]

Totto-chan Bên Cửa Sổ được viết bởi một tác giả nữ người Nhật tên là Tetsuko Kuroyanagi – một một diễn viên kiêm MC nổi tiếng của Nhật Bản. Câu chuyện kể về cô bé Totto bị đuổi học ngay từ những ngày đầu vào lớp 1 vì tính cách hiếu động và quái lạ của mình. Nhưng may thay cô bé có người mẹ cực tâm lý, luôn lắng nghe và tin tưởng con mình nên cánh cửa này đóng lại thì mẹ kiếm cánh cửa khác cho con mình.

Và rồi em vào trường Tomoe như cá gặp nước. Ở đó em có thể tự do thể hiện cá tính của mình, có thầy hiệu trưởng Kobayashi luôn nghiêm túc nghe em kể chuyện suốt 4 tiếng. Thầy không những không trách móc những trò quậy phá không giống ai của em mà hàng ngày luôn nói với em “em thật là một cô bé ngoan”.

Tomoe có những toa xe lửa đuợc dùng làm lớp học, có giờ ăn trưa mà cả thầy lẫn trò luôn kiểm tra xem đã có đủ “món của biển và món của núi” chưa. Và hơn hết ở Tomoe có những tiết học không giống nơi nào hay đó chính là nền giáo dục đi trước thời đại đuợc xây dựng dựa trên quan điểm giáo dục tự do của thầy hiệu trưởng – tuyệt đối tôn trọng cá tính của từng trẻ nhỏ.

“Đứa trẻ nào sinh ra cũng có phẩm chất tốt. Cùng với sự trưởng thành những phẩm chất đó bị phá hỏng bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng của người lớn. Vì vậy, phải sớm tìm ra “phẩm chất tốt” ở đứa trẻ, phát triển những phẩm chất đó, giúp đứa trẻ trở thành một người có cá tính.”

Truyện được kể theo ngôi thứ ba với lối viết mộc mạc, gần gũi mang phong cách nhật. Mỗi chương gồm từ 3 đến 4 trang là những trải nghiệm hàng ngày của cô bé Totto trong ngôi trường Tomoe, cùng những bài học về giáo dục con người, tình cảm bạn bè, tình yêu động vật, sự đồng cảm.

Phần cuối truyện cũng là plot twist gây xúc động khi toàn bộ ngôi trường Tomoe ngập trong biển lửa do chiến tranh thế giới thứ hai ập đến, để lại bao tiếc nuối cho học sinh và phụ huynh, đặc biệt là thầy hiệu trưởng Kobayashi – cha đẻ của Tomoe.

Một điều ngạc nhiên là đọc đến cuối quyển sách tác giả mới bộc bạch đây rằng câu chuyện có thật của bà và bà chính là cô bé Toto-chan ngày ấy, rằng bà không hề thêm thắt bất kỳ chi tiết nào trong truyện. Đọc đến đó mình đúng kiểu mắt chữ A mồm chữ O tưởng chừng các tiết học do thầy Kobayashi thiết kế là do tác giả hư cấu. Nhưng hóa ra lại là thật không tưởng:

  • Một là sao lại có nền giáo dục tân tiến như thế trong bối cảnh thời xưa lại còn lại đất nước Nhật Bản bảo thủ (dù trong sách có đề cập việc thầy Kobayashi có ra nước ngoài học tập trước khi về nước mở trường),
  • Hai là các phụ huynh rất tin tưởng và phóng khoáng khi cho con đi theo cách giáo dục lạ lẫm này.

Dưới sự dìu dắt của thầy Kobayashi, những người bạn đồng hành của Tottochan trên lớp học xe điện Tomoe năm ấy đều trở thành những công nhân có ích và gặt hái được thành công nhất định trong xã hội. Để rồi họ tìm gặp nhau và cùng hồi tưởng lại những kỷ niệm tuổi thơ đáng yêu cùng người thầy đáng kính của mình.

Totto-chan Bên Cửa Sổ

Cuốn truyện Totto-chan Bên Cửa Sổ đến với tôi thật đúng thời điểm khi tôi vừa chuyển hướng sang giáo dục. Nếu như những gì tôi đọc từ các giáo trình sư phạm đầy tính lý thuyết, và khó hình dung khi áp dụng vào thực tiễn. Để rồi có thể quên đi sau ít lâu thì cuốn truyện như cuốn cẩm nang phát họa một cách sống động cách tổ chức bài giảng, lớp học sao cho thu hút .

Đọc Totto-chan Bên Cửa Sổ, ai nấy đều ước ao được một lần học trải nghiệm các tiết học thú vị đó và vì thế mà chúng sẽ sống mãi trong tâm trí người đọc. Truyện cũng nhắc người đọc nhớ về những suy nghĩ, trò đùa hồn nhiên của trẻ thơ mà qua đó người đọc phần nào thấy được tu ổi thơ của bản thân mình,

Truyện phù hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn, đặc biệt những ai tìm hiểu về gi áo dục trẻ nhỏ.

Leave a Reply

error: Content is protected !!