Sức Mạnh Của Thói Quen: Sự Thay Đổi Hoàn Toàn Quan Điểm Về Thói Quen

Sức Mạnh Của Thói Quen: Sự Thay Đổi Hoàn Toàn Quan Điểm Về Thói Quen

Quyển sách Sức mạnh của thói quen cho chúng ta biết được quy luật hình thành của một thói quen. Chúng ta có thể ứng dụng để thay đổi thói quen xấu hoặc tạo nên một thói quen tốt, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả doanh nghiệp.

Cuốn sách được viết bởi Charles Duhigg, là một phóng viên của The New York Times, và hiện tại là cây bút của The New York Magazine. Ông là tác giả của hai cuốn sách về thói quen và năng suất là Sức mạnh của thói quen và “Thông minh hơn, nhanh hơn và giỏi hơn”.

Cuốn sách Sức mạnh của thói quen được trích đăng lần đầu tiên trên The New York Times và xuất bản vào tháng 2 năm 2012. Cuốn sách nằm trong danh sách bestseller của The New York Times và cho đến nay vẫn được đánh giá là cuốn sách hay nhất vể thay đổi hành vi con người và tổ chức.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fsuc-manh-cua-thoi-quen-power-of-habits-tai-ban-p364054.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fsuc-manh-cua-thoi-quen-tai-ban-2019.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Tôi Biết Đến Cuốn Sách Này Như Thế Nào?

Tôi tình cờ biết đến cuốn sách Sức mạnh của thói quen khi được một blogger yêu thích giới thiệu. Đương nhiên do tin tưởng blogger đó, tôi cũng cố tìm bằng được để mua ngay cuốn sách. Nhưng hồi đó, sách tiếng Việt còn chưa có, tôi đành phải tìm sách tiếng Anh để đọc. Với trình độ tiếng Anh kém, vừa đọc vừa dùng google dịch, tôi cũng đã hoàn thành được cuốn sách. Cuốn sách thực sự đã thay đổi cách tôi xây dựng thói quen mãi mãi.

Thực sự, ban đầu tôi không ấn tượng với tựa đề của cuốn sách. Nó làm tôi có cảm tưởng như đó là dòng sách Self-help mà tôi thường đọc. Tôi nghĩ rằng cuốn sách sẽ nói về thay thói quen đổi cuộc đời, hay là tư duy tích cực để thay đổi thói quen đây. Nhưng khi đọc, nó đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn cách nhìn về cuốn sách. Những luận điểm của tác giả đưa ra đều được dẫn chứng bằng những thí nghiệm khoa học cụ thể. Nó thuyết phục tôi một cách hoàn toàn.

Tại sao chúng ta cần thói quen?

Thói quen có lẽ là những thứ chúng ta không coi trọng từ trước đến giờ. Chúng ta biết là chúng ta cần thói quen tốt, để có một cuộc đời tốt. Nhưng chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến lý do của việc chúng ta cần thói quen.

Ngay từ những trang sách đầu tiên, tác giả đã thực sự cuốn hút tôi bằng việc đưa ra một ví dụ. Tác giả đã nói về một người dù đã mất hết trí nhớ nhưng anh ấy vẫn thực hiện những việc anh ấy làm thường ngày. Thứ gì đã khiến anh ấy vẫn làm được những việc đó. Đó chính là thói quen.

Bạn có bao giờ từng nghĩ tại sao sáng dậy bạn lại đánh răng chưa? Hay bạn có bao giờ nghĩ bạn đã đánh răng như thế nào không? Nếu bạn như tôi thì có lẽ bạn cũng không nghĩ đến việc đó. Bạn chỉ đơn giản là thức dậy, vào bồn rửa mặt, lấy bàn chải ra và đánh răng. Hoàn toàn dễ dàng và không có một chút nỗ lực nào cả. Thậm chí bạn còn không để ý đến. Đó chính là cách để bộ não của chúng ta tiết kiệm năng lượng. Và cũng là lý do quan trọng nhất của việc chúng ta cần thói quen.

Hàng ngày, bạn phải đối diện với hàng ngàn những quyết định. Bạn phải chọn mặc áo gì để đi làm, bạn phải lựa chọn phải di chuyển như thế nào tới chỗ làm. Mà năng lượng của bộ não của chúng ta có hạn. Chúng ta có thể tăng sức mạnh cho nó, chúng ta cũng có thể làm yếu nó. Nhưng chắc chắn một điều, nếu bạn sử dụng nó quá nhiều, thì nó sẽ yếu đi. Nó giống như việc bạn phải tập tạ cả ngày vậy. Bạn nâng nó quá nhiều thì cơ thể bạn sẽ yếu đi.

Chính vì vậy, bộ não đã tiết kiệm năng lượng bằng cách chuyển các hoạt động hằng ngày thành thói quen. Bạn sẽ không cần năng lượng cho những thói quen của bạn. Bạn sẽ giữ được năng lượng cho những hoạt động quan trọng hơn.

Ba Giai Đoạn Của Thói Quen

Mỗi thói quen đều trải qua ba giai đoạn đó là: kích thích, hành động và phần thưởng.

Kích thích là những tác động bên ngoài như là thời gian, mùi vị, nơi chốn,… tác động đến bạn, kích thích bạn thực hiện thói quen. Mỗi sáng bạn thức dậy, bạn đều vào trong phòng tắm để đánh răng. Và đánh răng trở thành thói quen của bạn lúc nào không hay. Khi chuông điện thoại reo lúc 6h sáng đây chính là một kích thích của việc đánh răng. Bạn bước vào phòng tắm là kích thích thứ hai của bạn cho việc đánh răng.

Hành động là những hành động bạn lặp đi lặp lại khi gặp kích thích đó. Khi gặp các kích thích, bạn thực hiện việc đánh răng lặp đi lặp lại hàng ngày. Đây chính là giai đoạn thứ hai của việc hình thành thói quen.

Phần thưởng chính là một phần quan trọng để biết thói quen có được hình thành hay không. Bộ não sẽ dựa vào phần thưởng để nó quyết định hành động của bạn có thể trở thành thói quen hay không. Khi bạn đánh răng xong, cái cảm giác bạn là người sạch sẽ chính là phần thưởng của bạn. Và thêm nữa, các công ty bán kem đánh răng, họ hiểu điểu này, nên họ lúc nào cũng cho hương vị thật sảng khoái và tươi mát vào trong kem, như vị bạc hà chẳng hạn. Vì chỉ khi bạn cảm thấy nó là phần thưởng, thì bộ não mới quyết định đưa nó vào trong bộ nhớ để trở thành thói quen.

Ứng dụng để hình thành thói quen mới

Nhờ biết được ba giai đoạn này, tôi đã dùng nó để hình thành thói quen tập thể dục của mình. Bạn có thể ngờ được rằng, việc ăn socola sẽ giúp tôi hình thành thói quen chạy bộ không. Nghe hơi có vẻ khó tin phải không? Hai việc hoàn toàn không liên quan gì đến nhau, lại kết hợp để giúp tôi xây dựng thói quen.

Để hình thành thói quen chạy bộ mỗi ngày, tôi đã chuẩn bị nhiều kích thích nhất có thể. Tôi chuẩn bị trước giày, và áo để ngay sẵn trước giường. Ngay khi thức dậy, tôi đã có thể mặc áo và đi giày sẵn sàng cho việc tập thể dục. Tôi còn chuẩn bị trước một tai nghe và điện thoại để nghe nhạc trong lúc chạy. Và cuối cùng là một thanh socola nhỏ ở trong túi quần.

Tại sao lại chuẩn bị socola. Vì tôi là một người thích ăn socola. Tôi chuẩn bị nó chính là phần thưởng cho việc chạy bộ của tôi. Ngay sau khi hoàn thành việc chạy bộ, tôi liền ăn ngay thanh kẹo trong túi. Nó giúp tôi cảm thấy thoải mái. Bộ não biết đây là điều tôi yêu thích thực sự, nên nó sẽ quyết định đây sẽ là thói quen mới của tôi.

Bạn có thể chuẩn bị bất cứ thứ gì là phần thưởng của mình. Đôi khi cái cảm giác sảng khoái sau khi tập thể dục cũng là một phần thưởng cho bạn.

Nhưng bạn phải nhớ rằng, phần thưởng của bạn phải là phần thưởng thực sự. Nếu bạn không thích socola, bạn đừng dùng nó làm phần thưởng của mình. Nếu bạn nghĩ rằng ăn hoa quả sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Nhưng bạn không thích ăn hoa quả, thì đừng chuẩn bị nó làm phần thưởng. Việc bạn ăn hoa quả sau khi chạy sẽ trở thành hình phạt chứ không còn là phần thưởng nữa. Bộ não của bạn biết điều đó. Và nó sẽ không xem đây là phần thưởng, nó sẽ khiến bạn tránh xa làm lại việc này càng sớm càng tốt.

Loại Bỏ Thói Quen Xấu

Tác giả cuốn sách Sức mạnh của thói quen còn đưa ra nhiều ví dụ về ứng dụng của thói quen trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Nhưng tôi sẽ tập trung vào cá nhân nhiều hơn. Một phần yêu thích của tôi đó là loại bỏ thói quen xấu. Chúng ta ở hiện tại đã hình thành rất nhiều thói quen rồi. Việc của chúng ta không phải là tạo thêm thói quen, mà là loại bỏ các thói quen xấu.

Nhiều người nghĩ rằng, để loại bỏ thói quen xấu là cố gắng loại bỏ hành động đó khỏi cuộc sống hàng ngày. Nhưng theo nghiên cứu, chúng ta không loại bỏ được thói quen, mà chúng ta chỉ có thể thay thói quen đó bằng một thói quen khác. Nếu bạn là một người nghiện thuốc lá. Bạn không thể loại bỏ thói quen bằng việc bỏ thuốc được. Mà thay vào đó, mỗi khi có kích thích bạn hút thuốc, bạn sẽ thay nó bằng hành động khác. Nếu bạn yêu thích socola như tôi, bạn hãy thay thế hành động hút thuốc bằng hành động ăn socola. Bạn chỉ cần làm như vậy, trong một thời gian thì thói quen hút thuốc của bạn sẽ thay bằng thói quen ăn socola.

Sai lầm của chúng ta là chúng ta cố gắng loại bỏ thói quen xấu khỏi cuộc sống. Bộ não luôn bị thèm muốn thói quen, nó sẽ bắt chúng ta thực hiện nó. Vì vậy, nhiều người sau khi bỏ hút thuốc, chỉ cần gặp những kích thích là người đó quay hút trở lại. Chỉ khi bạn thay thế hành động khác vào, thì bộ não mới hết thèm muốn hành động cũ. Và chính nhờ đó bạn có thể thay đổi được thói quen xấu của mình.

KẾT

Sức mạnh của thói quen – Một cuốn sách dày, với những dẫn chứng thuyết phục đã thay đổi cách tôi xây dựng thói quen. Cuộc sống của tôi thay đổi và tốt hơn rất nhiều từ khi ứng dụng những kiến thức trong cuốn sách vào trong cuộc sống.

Bạn hãy thử lựa chọn một thói quen mà bạn muốn thay đổi. Phân tích nó, bạn sẽ tìm ra những kích thích cũng như những phần thưởng của nó. Sau đó bạn hãy thay thế hành động khác vào, đó chính là cách để bạn thay đổi thói quen. Bạn hãy ứng dụng và thấy sự hiệu nghiệm của nó.

Leave a Reply

error: Content is protected !!