Thạch Lam Tuyển Tập – Văn Và Đời

Thạch Lam Tuyển Tập – Văn Và Đời

Cuộc sống vẫn chảy trôi và tiếp diễn theo dòng sông thời gian một đi không trở lại. Nhưng nhờ có văn học mà những cuộc đời được ghi lại, không gian quá khứ được sống dậy. Dù chỉ trong tưởng tượng hay chỉ trong khoảnh khắc hồi nhớ thì cũng vô cùng quý giá! Mình cũng muốn giới thiệu tới các bạn cuốn sách ấy – Thạch Lam tuyển tập. Để chúng ta cùng nhau thả hồn mình trong những dòng văn nhẹ nhàng, tinh tế. Cảm nhận chất thơ thấm đẫm trong từng câu chuyện kể và những rung động tâm hồn của người và của chính mình.

Thạch Lam là một trong những tác giả mà mình vô cùng yêu mến và kính trọng. Mình từng nhớ một câu nói của Buffon: “Văn là người”. Và con người cùng với sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam đã chứng minh khẳng định đó. Là con thứ sáu trong gia đình bảy người con, học tập tốt nhưng đã phải thôi học để lao động kiếm sống cho gia đình. Thạch Lam có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế. Một tấm lòng yêu thương nồng nhiệt, thiết tha với mỗi kiếp người bé nhỏ trong xã hội.

[button-red url=”https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Ftuyen-tap-thach-lam.html” target=”_blank” position=”center”]MUA SÁCH TRÊN FAHASA [/button-red]

Nội dung Thạch Lam tuyển tập

Cuốn sách Thạch Lam tuyển tập là tuyển tập những tác phẩm nổi bật và ấn tượng nhất của ông. Gồm tiểu thuyết “Ngày mới”, 33 tựa truyện ngắn cùng tập tùy bút “Hà Nội 36 Phố Phường”. Qua đó ta thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo, rất riêng của Thạch Lam. Không thể trộn lẫn, không giống với bất kỳ ai trên văn đàn lúc bấy giờ. Một tiếng văn trong trẻo, êm ái mà thấm thía những dư vị của đời, của lòng người.

Những kiểu nhân vật điển hình trong Thạch Lam tuyển tập

Sau một hành trình đồng hành cùng cuốn sách Thạch Lam tuyển tập, bạn đọc sẽ nhận ra rằng. Rất nhiều những nhân vật chính trong truyện đều là những người có trí thức. Họ có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm với cuộc sống. Luôn yêu thích khám phá cái đẹp trong cảnh vật, thiên nhiên xung quanh. Vì vậy mà cánh đồng, bờ sông hay bất kỳ sự vật nào qua ánh nhìn của nhân vật đều toát lên một vẻ đẹp riêng của nó. Đối với tình yêu, thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao quý của con người. Họ đón nhận bằng một trái tim trong trẻo và tha thiết vô ngần.

Đó là Trường trong tiểu thuyết “Ngày mới”. Trường có những nét tính cách đẹp trong tâm hồn và cách đối xử. Anh đã không chấp nhận một cuộc hôn nhân dàn xếp mà  nghe theo tiếng gọi của trái tim. Mặc dù cuộc sống tiếp sau đó có những khó khăn và khổ cực vô cùng. Những lúc tưởng như đã đi đến bờ vực của một hôn nhân đổ vỡ bởi áp lực cuộc sống…

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết này có những nét đối lập. Một cảnh quê êm đềm, thanh bình và rực rỡ, đẹp đẽ ở An Lâm. Nơi Trường được sinh ra và cũng là nơi anh và Trinh gặp gỡ. Cảnh còn lại là cảnh phố thị nơi anh đang sống và làm việc hiện tại. Trong căn nhà thuê tạm nhỏ bé, chật hẹp, tồi tàn. Luôn bị bao phủ bởi bóng đêm tĩnh mịch của sự đói và nghèo khổ.

Có những nhân vật vì hoàn cảnh sống mà bị làm cho thay đổi, tha hóa. Họ trở nên xấu đi, không còn giữ lại những tốt đẹp và lương thiện ngày trước. Xuân- anh của Trường, đã từng là một người trai tử tế và trưởng thành. Nay anh chỉ quẩn quanh trong những suy nghĩ về mình. Chạy đua theo những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cùng đám bạn.

Hay Quang- người bạn thân thuở đi học của Trường. Cũng nghèo khó và cũng có những tình cảm tốt đẹp như anh. Nhưng nay đã trở nên vô cùng giàu sang, phú quý. Trong đôi mắt anh ta chứa đầy sự kiêu căng và lòng ích kỷ. Quang cảm thấy xấu hổ về nghề nghiệp bình dị của mẹ. Anh ta quên đi những yêu thương và sự giúp đỡ ân cần của thầy giáo ngày trước. Sự quan tâm duy nhất của anh ta chỉ còn là những thứ vật chất xa hoa, phù phiếm.

Hình ảnh người phụ nữ trong Thạch Lam tuyển tập

Trong xã hội ngày trước, người phụ nữ luôn không được coi trọng. Hôn nhân chỉ là sự sắp xếp và an bài đã định sẵn từ mai mối và trưởng bối. Chính hôn nhân là bước ngoặt sẽ quyết định cuộc đời của họ. Sẽ là sung sướng giàu sang hay đau khổ bế tắc. Phần lớn những người phụ nữ, họ đều rẽ vào con đường số hai. Họ không còn tự do của mình, phải sống trong khuôn khổ cùng lề lối cứng nhắc. Phải tuân theo những quy tắc và những điều cấm kị xa xưa. Họ dần phải quen với nếp sống và nếp nghĩ phong kiến ngàn đời nay. Họ không còn được phép sống cho vì hay vì mình nữa…

Không chỉ vậy, ta còn phải kể đến những nhân vật người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Sống trong cảnh giam hãm và tù túng bóp nghẹt. Họ phải chịu kiếp sống ngựa trâu đầy tủi nhục và đau đớn. Sống không còn là sống mà là sự cam chịu xót xa đầy nghẹn ngào. Như chị Sen trong truyện ngắn “Đứa con” hay nhân vật Dung trong “Hai lần chết” chính là những nhân vật tiêu biểu nhất. Hơn thế, xã hội ấy còn khiến cho những người phụ nữ trở nên an phận và yên lặng.

Khuôn mặt họ luôn mang một nét buồn trầm mặc không thay đổi. Không có tự do cũng dần mất đi tình cảm. Hôn nhân của họ không có  yêu thương mà chỉ có trách nhiệm cùng ràng buộc. Những khuôn phép như những giới hạn không thể vượt qua, như những bức tường cao bao quanh họ. Thứ vô hình ấy thật đáng sợ!

Bà Hai chính là người phụ nữ điển hình cho lớp người đó. Hay Liên trong “Một đời người ” cũng phải ngậm ngùi chịu cuộc đời đau đớn và đắng cay như thế. Thà cắn răng chịu đòn đau và những lời đay nghiến miệt thị chứ không dám vượt ra khỏi.

Bức tranh cuộc sống

Văn học là cuộc sống. Và cuộc sống tối tăm, nghèo đói những năm trước Cách mạng đã được tái hiện vô cùng chân thật trong các tác phẩm của Thạch Lam. Truyện ngắn “Đói” đặc biệt để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh và suy tư về con người. Vì miếng ăn, con người đó đã bán rẻ lòng tự trọng, có những hành vi phản bội người chồng của mình. Cũng vì miếng ăn mà một người vứt bỏ sĩ diện, lòng tự tôn, cúi xuống đất nhặt lấy nhặt để miếng ăn để cứu vớt sự sống. Những con người ấy thật tội nghiệp cũng thật đáng thương!

Vẻ đẹp trong văn Thạch Lam

Văn chương Thạch Lam nhẹ nhàng và thấm đượm chất trữ tình, luôn khắc họa một cách tỉ mỉ chiều sâu tâm lý nhân vật. Truyện nhiều khi không có cốt truyện, cũng không có một kết thúc rõ ràng. Đôi khi chỉ là một dòng cảm xúc dâng lên, trào ra và thấm vào trang giấy như “Bên kia sông” hay “Buổi sớm”. Có những truyện ngắn rất đỗi dịu êm mà khi đọc, người ta thấy lòng mình trong trẻo, ngọt ngào và cao thượng với những xúc cảm chân thành như “Gió lạnh đầu mùa”, “Dưới bóng hoàng lan” hay “Người đầm”.

Trong mỗi nhân vật ta đều thấy thấp thoáng những vẻ đẹp rất người. Trong cái đen tối của đói nghèo ta vẫn thấy sáng lên vẻ đẹp bất tử của tình yêu thương, sự sẻ chia. Và trong những đêm đen tĩnh mịch của bóng tối, ta vẫn thấy tia sáng hắt ra từ ngọn đèn leo lét bên hè. Những ánh sáng của hy vọng và của niềm tin về ngày mai tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Đọc cuốn sách này, bản thân mình càng thêm yêu quý và trân trọng con người. Càng biết giữ gìn những điều đẹp đẽ đã có được và thêm yêu cuộc sống này hơn. Càng biết cố gắng xây dựng lối sống đẹp, chan hòa và nhân ái, cao thượng và vị tha. Mình mong rằng nếu có cơ hội, hy vọng các bạn cũng sẽ đọc nó dù chỉ một lần thôi…

Để đọc những tâm tư của một nhà văn cao quý và chân chính, rất thành thực với lòng mình và với cuộc đời. Một nhà văn tài năng và tâm huyết với với tuyên ngôn nghệ thuật để đời:

“Đối với tôi, văn chương không phải là một thứ đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên. Trái lại, văn chương là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực mà chúng ta có. Để vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác. Vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Leave a Reply

error: Content is protected !!