Thư Gửi Bố – Tự Truyện Cay Đắng Của Franz Kafka

Thư Gửi Bố – Tự Truyện Cay Đắng Của Franz Kafka

Tác phẩm Thư gửi bố của Franz Kafka vốn là một bức thư dài hơn 100 trang mà tác giả gửi cho bố của mình. Lá thư dài ấy thể hiện những xung đột cha con cũng như những nỗi lòng chôn giấu của nhà văn Kafka. Cũng vì dung lượng và nội dung mà lá thư dài ấy được xem như tự truyện về cuộc đời cay đắng của tác giả.

Kafka – cuộc đời không toàn mỹ

Franz Kafka được xem là một trong những tác giả nổi bật nhất của văn học thế giới thế kỷ XX. Bộ ba tiểu thuyết Hóa thân, Vụ án, Lâu đài đã đem tên tuổi của ông vươn cao. Dẫu vậy những vinh quang rực rỡ ấy chỉ đến khi ông qua đời.

Lúc sinh thời văn chương của Kafka không được đánh giá cao, các tác phẩm đầu tiên của ông đã không đem về thành tựu nổi bật. Cũng vì điều đó khiến ông không công bố tác phẩm của mình nữa, và khi sắp giã từ cõi đời, ông phó thác cho người bạn thân Mad Brod đốt hết các tác phẩm của mình chứ không để lại cho hậu thế. Cũng vì quý tài năng của ông mà người bạn ấy đã công bố các tác phẩm chứ không đốt. Nhờ vậy mà thế giới biết được một tài năng văn chương rực rỡ Kafka.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fthu-gui-bo-tai-ban-2016-p479830.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fthu-gui-bo.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Chúa Trời không muốn tôi viết; còn tôi, tôi muốn viết.

Thư gửi bố là bức tâm thư mà Kafka viết khi cha ông không đồng ý để ông kết hôn cùng với Julie Wohryzek. Mối quan hệ giữa ông và cha của mình vô cùng xấu từ lúc ông còn là một đứa trẻ. Cha của Kafka luôn áp đặt những tư tưởng cổ hủ của mình nên con trai. Cũng vì lẽ đó mà khi cho ông luôn trải qua những âm ảnh và chấn thương tâm lý trong suốt thời niên thiếu của mình.

Sở dĩ con nói đến việc viết, là bởi vì việc viết đã làm tổ trong người con, ở đâu đó nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì hết, và còn bởi vì, nó đã chế ngự đời sống của con, như một dự cảm khi bé, như một hi vọng khi lớn, và rồi sau đó, như một niềm tuyệt vọng. Và – nói thế nào nhỉ, có lẽ cũng như bố – nó ra lệnh cho con trong một số quyết định nhỏ bé của mình.

Thư gửi bố vốn được Kafka viết vì việc người cha cản trở hôn nhân của ông. Nhưng điều ấy chỉ là lý do khiến ông hạ quyết tâm viết thư, còn nội dung của lá thư chủ tâm xoay quanh những mâu thuẫn giữa hai cha con. Ở tác phẩm này ông để bộc bạch hết những đau đớn, chấn thương tâm lý mà bản thân đã phải chịu đựng vì cách thức giáo dục bằng la mắng, đòn roi của cha ông.

Ám ảnh thuở thiếu thời

Thư gửi bố là những dòng cảm xúc đầy uất nghẹn của Kafka khi hồi tưởng lại thời niên thiếu của mình. Cha của ông vốn dĩ là một người tay trắng mà lập nên được sự nghiệp, là một người đầy quyết đoán và thành công. Nhưng cũng là một người thích áp đặt cách nghĩ của mình lên người khác. Cũng vì vậy mà người cha ấy từ lúc con trai mình còn nhỏ đã có cách giáo dục hết sức sai lầm, đó là giáo dục bằng đòn roi và sự la mắng.

Cũng phải từ nhỏ chịu sự giáo dục văn bản lực khiến cho Kafka luôn tồn tại thường trực nỗi sợ. Khi một đứa trẻ được nuôi dưỡng mà thiếu tình yêu thương chỉ có sự la mắng thì đứa trẻ ấy cũng như cái cây thiếu ánh mặt trời. Cái cây sẽ khô héo còn nội tâm đứa trẻ sẽ ngày càng dè dặt và hoảng sợ hơn.

Ở nhà, nơi con sống, con bị tước giá trị, bị kết tội, bị đè nén bẹp dí; còn ở những nơi mà con chạy đến, tuy con đã nỗ lực hết mình, nhưng đó chẳng phải công việc, đó là cái không thể chấp nhận, không thể đạt được với sức lực của con.

Dẫu trong lớp Kafka luôn là một học sinh xuất sắc nhưng trong mắt của cha ông như vậy vẫn chưa là đủ. Bất kể Kafka làm đúng hay làm sai thì ông cũng phải lắng nghe tiếng la mắng của cha mình. Cách giáo dục sai lầm ấy khiến ông mang theo ám ảnh mà trưởng thành. 

Ông thậm chí đã xin nghỉ việc chỉ vì ở một công ty bảo hiểm danh tiếng chỉ vì ở cơ quan, ông chủ thường xuyên la mắng nhân viên như cái cách mà cha ông đã nặng lời với ông ngày trước. Nội tâm của ông trở nên yếu đuối đến nỗi không thể chịu đựng nổi một kích động nào tương tự như thuở thiếu thời nữa.

[…] lý do con xin thôi việc là vì con không thể chịu nổi tiếng chửi, dù nó không phải trực tiếp dành cho con. Con đã quá nhạy cảm, nhạy cảm đến mức đau đớn với những tiếng chửi từ lúc ở nhà rồi.

Cách giáo dục bằng bạo lực, sự la mắng, sỉ nhục đã trở thành vết thương tâm lý in sâu vào nội tâm của Kafka. Những vết thương ấy không được chữa lành theo năm tháng mà lại ám ảnh Kafka đến lúc trưởng thành. Có thể đối với người lớn, sự la mắng, bạo lực chỉ là một cách giáo dục. Nhưng đối với những đứa trẻ đó lại chính là những vết nứt trong tâm khó mà lành được theo tháng năm.

Vết nứt nội tâm hiện tại

Thư gửi bố với dung lượng hơn một trăm trang mà Kafka viết cho cha của mình cũng như tự truyện về cuộc đời của ông vậy. Ông trở thành tiến sĩ ngành Luật nhưng vẫn chịu sự chỉ trích của người cha vì sự nghiệp không không có tương lai. Ông muốn kết hôn với Julie Wohryzek nhưng vấp phải sự phản đối của cha vì Julie có xuất thân tầm thường. Sự chỉ trích và quy chụp của cha vẫn đi theo ông, ám ảnh ông. 

Ðiều này cũng tự nhiên thôi, chỉ có điều, nó lại bồi thêm một vết thương đủ đau vào mối quan hệ vốn đã không thiếu phần sắc cạnh giữa hai chúng ta.

Cũng vì sự quy chụp ấy, Kafka dần mất lòng tin ở chính mình. Ông thậm chí khó lòng diễn thuyết trước đám đông được cũng vì nỗi sợ hãi sẽ trở thành kẻ tầm thường như chính lời nói của cha ông vậy. Ông viết tiểu thuyết nhưng không công bố, nhờ bạn đốt hết sáng tác của mình nếu ông qua đời cũng một phần vì sự chế giễu khả năng văn chương của cha mình. 

Con trở nên mất tự tin vào việc mình làm. Con trở nên nao núng, hoang mang. Cứ như thế con càng lớn thì bố càng có nhiều chất liệu để chứng minh sự vô dụng của con.

Yếu tố xung đột, mâu thuẫn cha con trở thành nét đặc trưng xuyên suốt trong các tiểu thuyết của Kafka. Như trong tác phẩm Hóa thân, nhân vật người cha đã đẩy đứa con trai đi vào kết cục bi thảm nhất khi ném quả táo vào người cậu. Có thể nói ông đã dùng cuộc đời đầy bi kịch, ám ảnh tâm lý trong quá khứ để sáng tác.

Kafka viết Thư gửi bố để giãi bày hết những nỗi đau sâu thẳm trong nội tâm của mình. Nhưng đến cuối cùng ông đã không gửi lá thư ấy đi, người cha mãi mãi không biết được tiếng lòng của ông. Vết thương tâm lý dai dẳng ấy, ông không một lần nói ra, cũng không ai hiểu được vết thương hằn sâu trong ông. 

Leave a Reply

error: Content is protected !!