Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh) – Lọ “Tiểu Thuyết” Chứa Đựng Những Nỗi Buồn

Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh) – Lọ “Tiểu Thuyết” Chứa Đựng Những Nỗi Buồn

“Chiến tranh” hai từ nghe có vẻ đã xa rời khỏi thế giới hòa bình yên lặng mà chúng ta đang sống. Nhưng thật vậy không. Có lần tôi đã đọc ở đâu đó rằng: Đâu phải khi khói lửa chiến tranh đã nguội tắt thì mọi thứ đều yên bề, chiến tranh với “ nỗi buồn” của nó vẫn hiển hiện trong cuộc sống hang ngày. Và đó chính là câu chuyện của nhân vật Kiên trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.

Bài viết chia sẻ từ Cộng tác viên Bùi Hải Yến

Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh) – Lọ “Tiểu Thuyết” Chứa Đựng Những Nỗi Buồn

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fnoi-buon-chien-tranh-tai-ban-p1034048.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Fnoi-buon-chien-tranh-177154.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

Bảo Ninh – một nhà văn dung nguyên liệu  “dòng kí ức” để hạ sinh Nỗi buồn chiến tranh. Kiên – một anh chàng học sinh đang ở độ tuổi đẹp nhất và mối tình say đắm nhất với Phương thì anh liền bị ném vào thời chiến, dấn thân vào con đường kháng Mĩ vệ quốc. Nghe theo tiếng gọi tổ quốc, Kiên lên đường. Phương đi theo tiễn anh định đến vùng chiến rồi sẽ theo tàu trở ra Bắc. Nhưng tại ga Hàng Cỏ, đoàn tàu bị bom ném, Kiên và Phương lạc nhau. Và rồi Phương bị cưỡng hiếp. Bắt đầu từ đó cuộc đời của Kiên và Phương hoàn toàn thay đổi, bắt đầu viết nên câu chuyện của những nỗi buồn.

Nỗi buồn của chiến tranh

Nỗi buồn chiến tranh là nỗi buồn của những người còn sống được trở về với cuộc sống đời bình mà Kiên là một điển hình. Vì những người như Kiên luôn luôn tâm niệm rằng những người đồng đội đổ xương đổ máu nơi chiến trường mới là những người hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này.

Bảo Ninh khắc họa từng đường nét tâm lí của Kiên khi anh gặp lại em gái người đồng đội cũ. Kiên dằn vặt nghĩ nếu về với thời bình mà sống vui vẻ, hạnh phúc chẳng khác nào đang khía vào nỗi đau của người khác. Vậy nên cái cảm giác được trở về rồi sống trong nỗi đau khổ của người khác là trạng thái “ không thể vui được”. Đó là một nỗi buồn tưởng lạ mà quen chỉ những người thấm thía tai ương của chiến tranh mới hiểu hết được. Một nỗi buồn mà không một tấm huy chương hay một tấm giấy khen nào có thể xóa nhòa. 

Nỗi buồn của tình yêu

Mối tình của Phương và Kiên – một tình yêu hoa niên, tình yêu thuần khiết, tình yêu đẹp nhất trong đời người lại bị con dao chiến tranh xé toạc, làm nó hoen ố mất. Kể từ đêm định mệnh ở nhà ga Hàng Cỏ, một bóng ma vô hình đã xoẹt ngang tình yêu của họ khiến hai người chẳng thể hàn gắn, chẳng thể chữa lành vì vết thương tinh thần do chiến tranh gây ra quá lớn, quá mức tổn thương.

Dù thời bình gặp lại thì Phương và Kiên cũng chỉ xem nhau như người lạ rồi mai này Phương cũng bỏ đi ở bên người tình mới nhưng có thực sự có tình yêu tinh khôi, nồng khiết như thuở đầu? Bảo Ninh tái hiện tình yêu- một thứ quá đỗi đẹp đẽ nhưng vẫn tan nát do chiến tranh một phần tác giả muốn nhắn gửi cuộc chiến khốc liệt ấy và nâng niu giá trị của hòa bình.

Nỗi buồn của nghệ thuật không được công nhận

Bố ruột Kiên là một họa sĩ nghèo, biết tạo ra một lối đi riêng cho tác phẩm của mình nhưng chỉ có Phương -người duy nhất thấu hiểu được hết giá trị của những bức vẽ đó. Cuối cùng ông lựa chọn đốt hết tất cả đứa con tinh thần của mình. Hành động ấy thật buồn khi phải tự tay phá hủy hết những gì từng là tất cả của mình. Đó là một nỗi buồn dai dẳng khi nghệ thuật không được thấu hiểu, không được chấp nhận, chỉ có một kết cục cho nó là “cái chết”.

Kết cục gì đằng sau những nỗi đau?

Một kết thúc mở, sau những dằn vặt, những hố bom tinh thần do chiến tranh tạo ra thì Kiên lại thành nhà văn , sống vật vờ nơi tầng gác. Cuối cùng anh bỏ đi và những tờ bản thảo rời rạc của anh được người đàn bà câm gom lại rồi gửi cho tòa soạn thành cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Một câu chuyện trong một câu chuyện.

Những tinh hoa đằng sau nỗi buồn

Một cái nhìn chiến tranh với con mắt khác, bạn đọc không thể không đồng cảm với nỗi đau của Phương, của Kiên, của những người thuộc thế hệ Phương và Kiên phải chịu đựng. Một sự kiện bất thường mang tên chiến tranh đã phủ xuống bao con người nhỏ bé khiến họ tổn thương mà không một loại thuốc nào chữa được. Vậy nên bấy lâu nay ta biết về cuộc chiến hào hùng thì giờ đây ta biết thêm về cuộc chiến đau thương.

Chỉ những người thấu hiểu nỗi khổ họ mới biết trân trọng cái sướng. Mình muốn lan tỏa “nỗi buồn” của những con người đại diện cho thế hệ trước đã phải chịu để thế hệ ngày nay biết giữ gìn chặt chẽ “bức tường hòa bình”, trân trọng nguyên vẹn những gì cha ông ta đã phải trả giá để giữ vững chủ quyền quốc gia. Chiến tranh của Bảo Ninh không phân biệt phe ta và phe địch vì có lẽ với ông họ đều là người bị tổn thương.

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là cuốn sách mà mỗi người Việt nào cũng nên đọc thử và trải nghiệm nó như một cuốn nhật kí bất ổn được viết ra từ một con người chấn thương do chiến tranh.

Bài viết chia sẻ từ Cộng tác viên Bùi Hải Yến

Leave a Reply

error: Content is protected !!