Truyện Trinh Thám Agatha Christie Và Cú Tự Vả Cực Mạnh (Đương Nhiên Là Từ Vị Trí Của Tớ)

Truyện Trinh Thám Agatha Christie Và Cú Tự Vả Cực Mạnh (Đương Nhiên Là Từ Vị Trí Của Tớ)

Có lẽ hầu hết các cậu, dù ít dù nhiều đều đã nghe đến cái tên Agatha Christie rồi đúng không? Một trong những tên tuổi lớn của văn học trinh thám, người mà tớ nghĩ hoàn toàn có thể ngồi chung mâm với cây đại thụ của dòng trinh thám cổ điển là Sir Authur Conan Doyle. Vì đây chỉ là khúc dạo đầu thôi nên tớ sẽ không muốn đề cập đến mấy vấn đề râu ria, tỷ như bà là tác giả sách trinh thám bán chạy nhất mọi thời đại, tỷ như việc bà có một cuộc đời vô cùng đáng chú ý, hay việc bà được coi là “Nữ hoàn truyện trinh thám”. Mấy cái râu ria đó tính làm chi.

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fauthor%2Fagatha-christie.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Ffavorite-author-agatha-christie” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]


Cách đây mấy tháng tớ đã lên một bài viết mà trong đó, cái đứa tớ ở thời quá khứ đã dài giọng chê bôi cuốn “Vụ ám sát ông Roger Ackroyd” của bà không thương tiếc, chê đến tối tăm mắt mủi, thậm chí còn mạnh miệng mà nói rằng mình sẽ không đủ kiên nhẫn để tiêu hóa thêm bất cứ sản phẩm nào mang thương hiệu Agatha này nữa. Lúc ấy tớ cứ tưởng thế là ngầu các cậu ạ. Tớ đâu có ngờ cú vả lật mặt đến từ vị trí của “Nữ hoàng” lại mạnh mẽ đến thế, nhanh chóng đến thế, để giờ tớ phải muối mặt ngồi gõ những dòng này, rằng “Hãy đọc truyện trinh thám Agatha Christie đi các cậu ơi!”. Tớ biết tớ biết, chuyện này nghe drama hệt như việc yêu phải đứa mình ghét ấy, nhưng tớ có lý do các cậu ạ, lý do hết sức rõ ràng là đằng khác.

Đầu tiên, phải điểm lại một chút những điều khiến tớ của hồi chiếu mới đã tin rằng mình và Agatha Christie mãi mãi không thể đi chung đường. Nếu các cậu từng đọc một trong những tác phẩm của bà rồi thì chắc cũng có thể nắm được đôi phần. Ít nhất là trong các tác phẩm tớ đọc (series về thám tử Hercule Poirot), câu chuyện sẽ được triển khai tất chậm, r ấ t c h ậ m.

Nếu ví việc đọc series Sherlock Holmes của Conan Doyle như đi ô tô, thì hành động tương tự với series Poirot lại gần như việc lò dò cuốc bộ bằng hai cẳng chân vậy. Agatha Christie thường đặc biệt dành thời gian cho việc tạo bối cảnh cho câu chuyện, cho từng nhân vật. Có thể là dòng hồi tưởng của từng người, có thể là quá trình lấy lời khai, thậm chí là cả những chuyện rất rất nhỏ như một đoạn đối thoại tào lao hay những câu bông đùa giữa các nhân vật, “nữ hoàng” của chúng ta không bỏ qua điều gì. Bà viết hết vào cuốn sách của mình, khiến đôi khi phải đến tận nửa sau cuốn sách vụ án mới xảy ra, hay nhà thám tử mới có vẻ như bắt đầu hành động.

Tớ đã từng mất kiên nhẫn với những lời kể lể dài dòng liên miên, đã từng khó chịu vô cùng khi mãi mà cái ông Poirot kia chẳng thèm hành động, cứ khư khư ém hàng vào phút cuối như một người chơi hệ quăng mìn. Vậy mà nhìn xem, sau khi vô tình bị cuốn vào “Án mạng đêm giáng sinh” và một vài tác phẩm khác cùng series, tớ lại đâm ra thinh thích cái sự dài dòng tỉ mỉ của Agatha, đâm ra mê cái lối hành văn đậm nữ tính và bầu không khí cổ điển mà bà đã dày công tạo nên.

Không phải tự nhiên mà mỗi nhân vật, dù là chính hay phụ trong các tác phẩm của bà đều được cho một quá khứ đáng kể và một không gian vừa đủ để phát triển tính cách. Những điều ấy khiến cho họ trở nên thực tế, sống động hơn, không phải là những NPC chỉ xoay quanh vụ án, mà là những con người rất thực tế, có ưu khuyết điểm cụ thể, có động cơ rõ ràng cho từng hành động, và có những hỷ nộ ái ố vô cùng con người.

Việc phô bày hết các Background của toàn bộ nghi phạm cũng khiến cho người đọc có cơ hội thu thập được những thông tin sơ bộ về họ, và từ những thông tin nhận được, họ sẽ vô thức mà suy ngẫm, mà đoán xem thủ phảm là ai, cách thức gây án là gì? Và động cơ gây án bắt nguồn từ đâu? Và cái thói quen ém hàng đến phút cuối của thám tử Poirot hóa ra lại hay, vì người đọc sẽ hoàn toàn không được ông ta cầm tay dắt đi, phải tự bơi trong bể thông tin mà tìm kiếm manh mối, cũng vì thế mà không ít lần bị nghi phạm xỏ mũi dắt đi như dắt bò (Tao đăng nhắc đến mày! Chính mày đấy! “TMORAckroyd” ạ!).

Và sau khi vùi đầu vào cày cuốc trên mảnh đất Agatha một thời gian, tớ nhận ra rằng tuy dài dòng như vậy, nhưng kỳ lạ thay mọi chi tiết mà bà nhắc tới đều ít nhiều có ý nghĩa, ít nhiều liên quan mật thiết đến vụ án của tác phẩm, kể cả những thứ tưởng như không thể nào vô thưởng vô phạt hơn được nữa. Chỉ cần lưu ý một chút thôi, cậu có thể bắt được một chút cái đuôi của con lươn sự thật, khi nó luồn qua những ngóc ngách hẻo lánh nhất. Nhưng bất kể có nắm thế nào đi nữa, con lươn sẽ luôn tuột khỏi tay mà bơi đi mất. Không biết các cậu ra sao, chứ tớ thì luôn luôn ngã bổ chửng bổ ngửa khi đọc đến cái kết câu chuyện.

Dẫu được cung cấp nhiều manh mối như thế, nhưng tớ còn lâu mới đoán được hung thủ là ai, mà kể cả đoán được rồi thì thủ đoạn của hắn cũng sẽ là một pha ôm cua siêu mượt siêu gắt. Tớ nghĩ ngay cả những người thề không đội trời chung với Agatha cũng sẽ không thể nào chê được những cái twist của bà, vì tuy gắt nhưng nó không hề vô lý tẹo nào. Hơn nữa, tuy tớ từng chê truyện trinh thám Agatha Christie dài dòng, nhưng nhìn tổng thể dung lượng một tác phẩm hóa ra lại rất gọn gàng. Với mỗi cuốn sách dao động trong khoảng từ hai đến bốn trăm trang, người rảnh rỗi chỉ cần một ngày là xong. Không cần vật vã, cũng chẳng quá sợ bị ngắt mạch, bởi mọi thứ lúc nào cùng từ tốn, cứ như đang đợi cậu vậy.

Một điểm nữa mà trước đây khiến tớ chê truyện trinh thám Agatha Christie, đấy là nhân vật thám tử nổi tiếng nhất của bà – ông Hercule Poirot và bộ ria mép vĩ đại của ông. Cái này hoàn toàn là vấn đề cá nhân của tớ thôi nhé, khi tớ thấy ông ta có vẻ hơi tự cao quá đáng và cũng chẳng mấy khi cho người ta biết là ông nghĩ gì. Có lẽ do đã quá quen với kiểu kì quặc hơi quái giở của Holmes mà tớ không thấy Poirot quá nổi bật.

Mọi thứ chỉ thay đổi sau cuốn “Án mạng trên sông Nile”, khi lần đầu tiên tớ phát hiện ra rằng hóa ra Poirot không chỉ có một trí tuệ siêu phàm mà còn nhiều hơn thế nữa. Ông biết cảm thông, lịch thiệp, am hiểu sâu sắc tâm lý con người và đặc biệt, rất biết tán thưởng vẻ đẹp của người phụ nữ (Cái này Holmes không bằng ổng rồi). Xét về việc biểu lộ tình cảm của mình, ông có vẻ chân thật và gần gũi hơn Holmes nhiều.

Tớ cũng khá thích cách nói chuyện duyên dáng của ông ấy, nó đem lại cảm giác rất dễ chịu về một con người giói lắng nghe, biết cảm thông và vô cùng tế nhị vậy. Có lẽ vì thế mà ông ta mới kkhai thác được nhiều thông tin ở những nghi phạm đến thế. Quả nhiên, chỉ có ngòi bút đậm nữ tính như Agatha mới có thể khắc họa được một nhân vật như vậy.

Không ngờ rằng tớ lại bị nghiệp quật nhanh đến như vậy. Quả nhiên không thể nào mở miệng ra mà chê cái gì ngay được. Không phải tự nhiên mà Agatha lại có chỗ đứng vững chắc như vậy trong thể loại trinh thám cổ điển. Những câu chuyện, truyện trinh thám Agatha Christie có một thứ ma lực thần bí, nhẹ nhàng cuốn người đọc lạc vào đó lúc nào không hay vậy.

Nhìn lại gia tài 66 tác phẩm bà để lại, tớ không thể nào không khâm phục tài năng và tinh thần sáng tạo không mệt mỏi của bà. Dẫu không thể nào đọc hết được từng đó tác phẩm, và chắc chắn là chắc thể thích hết mọi câu chuyện bà kể, nhưng tớ sẽ không bao giờ có thể đặt Agatha ở cái vị trí không quan trọng trong long tớ như trước nữa. Giáng sinh này, cậu hãy thử bắt đầu với “Vụ án mạng đêm giáng sinh” xem. Tớ bị bà bỏ bùa từ quyển ấy đó.

Leave a Reply

error: Content is protected !!