Túp Lều Bác Tôm – Hành trình đi tìm kiếm tự do và hạnh phúc

Túp Lều Bác Tôm – Hành trình đi tìm kiếm tự do và hạnh phúc

Đã là con của đại gia đình văn chương thì không thể không nhắc đến tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ- viên kim cương tỏa sáng trên nền trời văn học nhân loại. Có không ít nhà văn nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết lừng danh đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel cao quý, và còn có cả những tác phẩm để đời gây nên tiếng vang lớn trong giới phê bình văn học, được độc giả khắp nơi nhiệt liệt đón mừng. Túp lều bác Tôm là một trong những cuốn tiểu thuyết kinh điển ấy.

Đến với cuốn tiểu thuyết Túp lều bác Tôm nổi tiếng của Harriet Beecher Stowe, bạn sẽ bước chân vào xã hội Hòa Kỳ với chế độ phân biệt chủng tộc tàn ác. Những người nô lệ da đen ấy bị tước đoạt quyền được tự do, họ bị bán cho những tên buôn người vô nhân đạo. Cuộc sống của họ sẽ khiến cho bạn phải khiếp sợ hơn gấp nhiều lần với những gì mà bạn đang tưởng tượng. Vậy, còn chần chừ gì nữa, hãy cùng mình đi vào khám phá Thế giới của cuốn tiểu thuyết nhé!

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Ftup-leu-bac-tom-p444742.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Tiki[/su_button]

[su_button url=”https://go.isclix.com/deep_link/4348611940829411658?url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com%2Ftup-leu-bac-tom-tai-ban-2018-231422.html” target=”blank” background=”#ef2d30″ size=”5″ radius=”round” icon=”icon: arrow-right” rel=”nofollow”]Mua sách trên Fahasa[/su_button]

XÃ HỘI PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TÀN BẠO

Thượng đế sinh ra con người đã cho họ quyền quyết định tư cách tự do và hạnh phúc. Được sinh ra trên cõi đời này quả thực là một điều vô cùng may mắn! Nhưng, để đấu chọi với cuộc đời thì lại không hề dễ dàng chút nào. Chứng kiến cảnh đối xử thậm tệ của người da trắng với nô lệ da đen trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ, đau đớn khi mắt thấy tai nghe về những con người bị tước đoạt quyền được tự do và hạnh phúc, Harriet Beecher Stowe đã dùng ngòi bút của mình để lên tiếng tố cáo hành động vô nhân đạo ấy.

Câu chuyện sẽ đưa bạn trở về với lịch sử nước Mỹ hàng trăm năm về trước. Đó là hiện thân của xã hội nô lệ bất công coi giá trị đồng tiền là thước đo nhân cách, tính mạng con người chỉ như những món đồ qua lại. Sâu thẳm trong cuốn tiểu thuyết ẩn dấu một cuộc chiến tranh mà bạn chưa từng thấy, cùng với đó là tiếng kêu thảm thiết đòi lại quyền tự do, hạnh phúc vốn có của con người, lên án tố cáo chế độ bất nhân.

Cuốn tiểu thuyết Túp lều bác Tôm xoay quanh câu chuyện về cuộc đời của những người nô lệ da đen tội nghiệp: bác Tôm, cô gái Elida, anh chàng Gioocgiơ. Mỗi người một số phận, họ có những lựa chọn, cách nhìn khác nhau. Có người coi trung thành với ông chủ là tuyệt đối, có người khao khát tự do đến cuồng nhiệt, và còn có cả người mẹ yêu thương con hết lòng. Cuộc đời của họ là một chuỗi những tháng ngày đau khổ. Chính niềm hạnh phúc nhỏ bé, ước ao về một cuộc sống tự do, hạnh phúc là thứ duy nhất níu giữ họ lại để sống đến ngày hôm nay. Thông qua lăng kính của từng nhân vật, bạn đọc sẽ có dịp khám phá, có cho mình những đánh giá, cách nhìn chung về số phận và cuộc đời của những người nô lệ da đen tội nghiệp.

THẾ LỰC ĐỒNG TIỀN BẤT NHÂN

Một trong những nỗi ám ảnh đối với nô lệ da đen là bọn buôn người vô nhân đạo, những ông bà chủ hám lợi, sẵn sàng chà đạp lên danh dự, nhân phẩm, tước đoạt quyền được tự do và hạnh phúc của họ- những con người tội nghiệp. Trong phiên chợ đông đúc tập nập người qua lại thời bấy giờ không thể thiếu những “món hàng” đáng giá hàng nghìn bạc- nô lệ da đen.

Trong tác phẩm Túp lều bác Tôm, những tên buôn người hiện lên chẳng khác nào những con quỷ dữ khát máu người. Chúng độc ác đến nỗi sẵn sàng chia cắt mọi thứ tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Và, từ đó, mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa cha. Thứ đồng tiền dơ bẩn thôi thúc chúng đi làm những công việc bất nhân ấy. Chúng còn chẳng đếm xỉa đến những lời van xin, cầu cứu từ chính đồng loại, thậm chí chúng thuê người đuổi theo khi nô lệ da đen chạy trốn, nhất quyết không cho họ một con đường sống.

Harriet Beecher Stowe lột rõ bản tính xấu xa của những tên buôn người vô nhân đạo ấy ngay cả khi chúng ngẫm nghĩ về hành động của mình. Chúng mượn cớ muốn làm giàu, phần nào “cứu rỗi” nô lệ da đen tội nghiệp dưới bàn tay dơ bẩn của chúng. Thậm chí là bày tỏ niềm tiếc thương dối trá khi dấn thân vào nghề buôn người, hứa sau khi kiếm đủ số tiền như mong muốn rồi chấm dứt hoàn toàn với công việc vô nhân đạo đó. Nhưng, bọn buôn người bất nhân ấy nào có biết..lòng tham của chúng là vô đáy.

NHỮNG CON NGƯỜI TỘI NGHIỆP!

Bác Tôm- “Bông hoa sen ngát hương” giữa “đống bùn lầy” của chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo.

Cuộc đời của bác Tôm- một trong những nô lệ da đen tội nghiệp có lẽ gây ám ảnh nhất với độc giả. Tưởng rằng đến cuối cùng, bác sẽ được sống một cuộc đời hạnh phúc, được trả lại tự do vốn có. Nhưng, đó lại là điều không thể! Thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật này, tác giả lên tiếng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, đưa ra bản án kết tội đanh thép với xã hội bất công.

Bác Tôm vốn là người nô lệ hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương con người. Bác làm việc trong một đồn điền thuộc quyền sở hữu của ông Senbi- một ông chủ tốt bụng luôn chăm lo đến đời sống nô lệ. Bác trung thành với ông chủ của mình một cách tuyệt đối, ngay cả khi có cơ hội được tự do, bác cũng không màng đến nó.

Chế độ nô lệ tàn bạo có thể xiềng xích thân thể của Bác, tước đoạt quyền tự do nhưng nào có thể biến bác thành con người vô cảm. Bác yêu thương vợ con, yêu thương mọi người, kính trọng ông bà chủ. Nhân cách ấy còn đáng giá hơn gấp bội phần so với những tên buôn người vô nhân đạo không có nổi lấy một chút tình thương. Nhưng, số phận lại không cho bác Tôm được hưởng trọn vẹn hạnh phúc đó.

Cuộc đời bác trải qua biết bao nhiêu lần bị bán sang đồn điền mới. Nhưng, bác Tôm vẫn không nguôi hi vọng được chuộc về đoàn tụ cùng gia đình. May mắn thay, ông chủ mới của bác cũng rất quan tâm đến nô lệ da đen. Ở đây, bác được gặp cô bé thiên thần Eva- con gái ông chủ, một cô bé nhỏ tuổi nhưng vô cùng tốt bụng. Đến cuối cùng, ông chủ và cô bé ấy cũng mất. Bác bị bán đến đồn điền mới với tên chủ độc ác, luôn đánh đập, chửi rủa bác một cách thậm tệ. Hắn ra tay giết bác khi hay tin nô lệ bỏ trốn. Cuộc đời bác Tôm đến đây đã hoàn toàn chấm dứt.

Nếu cái chết này có thể đem bác đến một thế giới tự do và tràn ngập hạnh phúc, thì sự ra đi này có thể sẽ bớt đau buồn. Bác không màng đến mạng sống mà giúp đỡ mọi người và bảo vệ danh dự. Một con người như bác phải được hưởng mọi thứ tốt đẹp nhất của cuộc đời, nhưng kết thúc cuộc đời ấy lại là cái chết. Mong rằng, thế giới bên kia sẽ cho bác một cuộc sống hạnh phúc, tự do xứng đáng với cốt cách thanh cao của một người nô lệ tội nghiệp.

ÊLIDA- NGƯỜI MẸ YÊU THƯƠNG CON HẾT LÒNG

Không chỉ dừng lại ở câu chuyện của bác Tôm, cuốn tiểu thuyết còn nói về câu chuyện của những nô lệ da đen khác, trong đó phải kể đến chị Êlida với tấm lòng cao cả của người mẹ.

Êlida vốn là cô gái xinh đẹp, nết na, đã có chồng và làm việc trong trang trại ông Senbi. Chị đã hạ sinh được Harry- một bé trai kháu khỉnh, thông minh, thừa hưởng hết nét đẹp từ ba mẹ và được gia đình chủ vô cùng quý mến. Êlida thương con hết lòng, dù phải xa chồng nhưng chị vẫn một lòng chung thủy hướng tới anh. Gia đình chủ đối xử với chị như con gái ruột của mình, vì thế mà Êlida rất kính trọng họ.

Nhưng rồi, một điều không may xảy ra, ông chủ mắc nợ lớn và phải bán nô lệ để xoay xở, đảm bảo cuộc sống ổn định trong gia đình. Dù rất đau lòng nhưng ông bà Senbi đành chấp nhận bán bé Harry- con trai duy nhất của Êlida. Hay tin sắp phải xa rời con, chị vô cùng đau xót, van xin bà chủ, nhưng cuối cùng…chị quyết định đưa con chạy trốn. Một người mẹ yêu thương con hết lòng liệu có thể cứu được đứa con trai của mình từ tay của “số phận”? Tình thương cao cả ấy liệu có đảm bảo được tính mạng của Harry?

Cuộc trốn chạy của hai mẹ con Êlida không dễ dàng chút nào. Chị luôn lo sợ bọn buôn người đang đuổi theo phía sau sẵn sàng cướp mất con chị. Nhưng, chị nhất quyết không cho chúng đạt được ý muốn dơ bẩn ấy. Với tấm lòng sẵn sàng hi sinh vì con và nhờ vào sự giúp đỡ của những người da trắng tốt bụng, Êlida đã an toàn. Cuối cùng, chị đã được hội ngộ cùng chồng, sống một cuộc sống tự do, hạnh phúc cùng Harry và đứa con gái mới chào đời.

GIOOCGIƠ- CON NGƯỜI KHAO KHÁT TỰ DO CHÁY BỎNG

Xã hội nô lệ bất công ấy vốn dĩ không nên tồn tại để tước đoạt đi quyền lợi vốn có của con người, đặc biệt là người da đen. Tài năng, trí tuệ, sức lực, công lao của họ- những người nô lệ da đen tội nghiệp đều bị khinh rẻ cả. Xã hội ấy không có chỗ cho tự do và hạnh phúc nương thân, chỉ có bất công, khổ sai và nỗi đau đớn thấu tận tâm can. Lấy điểm nhìn từ nhân vật Gioocgiơ, tác giả phơi bày ra hiện thực ấy.

Gioocgiơ là chồng Êlida, làm việc tại đồn điền bên cạnh nhà ông Senbi, ông chủ của anh là người nóng nảy, ích kỉ, vụ lợi và chỉ quan tâm đến bản thân mình. Và, đặc biệt, ông ta cực kì coi thường nô lệ da đen. Anh được thuê vào làm tại một xưởng máy và đóng góp nhiều thành tựu, chế tạo ra sản phẩm mới thúc đẩy xưởng phát triển. Tên chủ da trắng ghen ghét điều ấy, hắn đòi anh về, đối xử tệ bạc, đánh đập dã mãn và ép Gioocgiơ cưới người con gái khác. Vốn là con người tha thiết được sống tự do, anh đã quyết định bỏ trốn.

Nào có khác cuộc hành trình của vợ anh, Gioocgiơ gặp rất nhiều nguy hiểm. Nhưng, vượt qua tất cả, anh vẫn ngang nhiên không hề lo sợ dù cái chết đang cận kề, dù anh biết rằng phía sau đang có biết bao nhiêu kẻ hám tiền đang đuổi theo anh. Khát khao đến được thế giới tự do ở Canada, niềm hi vọng mỏng manh đoàn tụ cùng gia đình thôi thúc anh quyết liệt hơn với con đường mình lựa chọn. Hạnh phúc và tự do là kết quả xứng đáng cho con người lương thiện.

Câu chuyện của họ- những nô lệ da đen tội nghiệp quả thực rất đáng ngưỡng mộ! Họ sẵn sàng hi sinh chính bản thân mình để trung thành với ông chủ, để bảo vệ con và để theo đuổi khát vọng tự do. Cuộc đời và số phận của những người nô lệ da đen ấy là giai điệu ngân vang đến tận chúa trời về niềm khát khao hạnh phúc, về một xã hội tự do, công bằng, bình đẳng. Và, đó cũng là bản án đanh thép lột trần bộ mặt của chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo đã tước đoạt đi quyền lợi vốn có của con người.

THỨC TỈNH SỰ ĐẤU TRANH VỀ MỘT XÃ HỘI BÌNH ĐẲNG

Nhắc đến chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo, ta không quên nhắc đến những tên chủ nô lệ da trắng độc ác, vô lương tâm. Nhưng, không phải tất cả người da trắng đều như vậy, trong xã hội ấy vẫn lóe lên những tia sáng hi vọng từ những con người đã sớm tỉnh ngộ về chế độ bất nhân ấy, và họ đứng về phía nô lệ da đen để đấu tranh kiến tạo nên một xã hội mới- xã hội bình đẳng.

Trong cuốn tiểu thuyết Túp lều bác Tôm, ta thấy không ít những người da trắng tốt bụng: ông bà Senbi, cô bé xinh đẹp Eva, anh Gioocgiơ Senbi,…Họ coi tính mạng nô lệ da đen như coi trọng tính mạng của mình. Trong lòng họ không hề có chỗ cho sự khinh miệt, phân biệt, mà là tình yêu thương con người. Cuộc sống những người da đen nhờ có họ mà tươi sáng hơn được phần nào. Nơi trang trại khổ sai lại còn có những người da trắng tốt bụng coi họ như thành viên trong gia đình. Đó là điều đáng trân trọng.

Thông qua tuyến nhân vật này, Harriet Beecher Stowe đã lên tiếng đấu tranh ngầm, khêu gợi trong lòng người đọc thời bấy giờ niềm thương cảm, ý chí quyết tâm đòi lại quyền tự do, hạnh phúc vốn có của con người. Những người Mỹ da trắng có lương tâm nay đã đủ dũng cảm đứng lên ủng hộ nô lệ da đen đòi lại công bằng và bình đẳng. Sau khi tác phẩm Túp lều bác Tôm ra đời được ít lâu, Mỹ đã bùng nổ cuộc chiến tranh vĩ đại chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo. Nhờ có cây bút thần của Harriet Beecher Stowe, chúng ta mới có một thế giới công bằng như ngày hôm nay.

KẾT

Cuốn tiểu thuyết Túp lều bác Tôm của nhà văn đại tài Harriet Beecher Stowe đã trở thành sách gối đầu giường của nhiều thế hệ bạn đọc. Từng câu chuyện, từng nhân vật, từng dấu ấn riêng biệt trong tác phẩm dễ dàng tạo nên sức hút kì diệu khó phai theo thời gian. Bản án đanh thép tố cáo chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo vẫn còn đó, cuộc đời bác Tôm vĩnh viễn khép lại sau hàng loạt thăng trầm. Những bất công mà xã hội Mỹ đã gây nên, ta chẳng thế chối bỏ, nhưng, để kiến tạo nên một Thế giới mới công bằng hơn, hạnh phúc hơn, chúng ta cần phải chung tay.

Thế giới muôn màu muôn vẻ mà cuộc đời con người thì hữu hạn, đừng chỉ sống một lần trong đời, hãy trải nghiệm 1000 cuộc sống trước khi nhắm mắt. Và, sách sẽ giúp ta làm điều ấy. Hãy thử hòa mình vào trang sách của Harriet Beecher Stowe, hãy thử nếm trải cuộc sống khó khăn của những người nô lệ da đen ấy. Chỉ đến khi đó, ta mới biết trân quý cuộc đời của mình!

21 Comments

  1. quang linh
  2. Kiều Thành Trúc
  3. Nguyễn Thị Hương
  4. Nguyễn Thị Hương
  5. Nguyễn Hiền
    • Nguyễn hà
    • Trong Quan
      • Bích ngọc
  6. Nam Nam
  7. Phựn nè
  8. Phựn nè
  9. Phựn nè
    • Vũ Hồng Ngọc
  10. hương
    • Vũ Hồng Ngọc
  11. Thanh Thảo
  12. Vũ Hồng Ngọc
  13. Khánh Huyền
  14. Phương Thanh

Leave a Reply

error: Content is protected !!